Bị ho kéo dài dù đã âm tính, F0 cần làm gì?

Thanh Lê Đăng lúc: Chủ nhật, 27/02/2022 14:49 (GMT +7)
Ho là một dấu hiệu điển hình của Covid-19. Dấu hiệu này không chỉ xuất hiện khi mắc bệnh mà ngay cả khi F0 đã âm tính, được xác định là khỏi bệnh.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Thống kê cho thấy, có khoảng 50- 70% những người mắc COVID-19 đều có triệu chứng là ho khan. Trong đó cơn ho có thể kéo dài khoảng 19 ngày, thậm chí 4 tuần hoặc trong nhiều tháng.

Đây là phản xạ cần thiết để bảo vệ cơ thể, chống lại nhiễm trùng. Đối với người mắc COVID-19, virus có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm mục tiêu vào các dây thần kinh cảm giác, như một phần của bệnh nhiễm trùng, do đó, từ đó sẽ tạo nên những cơn ho.

Cơn ho kéo dài, ho không dứt đi kèm với khó thở cản trở đến sinh hoạt của người bệnh, vậy cần làm gì để chấm dứt triệu chứng này?

Liên quan đến thắc mắc này, BS Trương Hữu Khanh (Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP HCM) từng chia sẻ rằng, thực tế có rất nhiều bệnh nhân khi đã có kết quả âm tính nhưng vẫn tiếp tục ho. Đó là phản ứng bình thường của cơ thể khi đào thải hết chất tiết như xác virus ra bên ngoài hoặc ở những người có sẵn bệnh lý trào ngược, người dị ứng, hen suyễn... Do đó, không nên lạm dụng thuốc điều trị ho bởi việ này cũng có thể làm tình trạng ho tăng lên.

Sau khi khỏi bệnh bị ho kéo dài, F0 cần làm ngay việc này để nhanh phục hồi, tránh biến chứng - Ảnh Internet
Sau khi khỏi bệnh bị ho kéo dài, F0 cần làm ngay việc này để nhanh phục hồi, tránh biến chứng - Ảnh Internet

>>> Xem thêm: Từ ngày 1/3, CSGT Hà Nội lập biên bản điện tử, tài xế nộp phạt trực tuyến

Trường hợp sau khi khỏi Covid-19 mà người bệnh vẫn ho kéo dài kèm theo khó thở thì nên đo SpO2 để kiểm tra xem mình có bị thiếu oxy hay không. Nếu có thể cần kiểm tra xem bạn có đang mắc bệnh phổi (như viêm phổi, lao phổi), hoặc dị ứng, trào ngược, suyễn... hay không. Nếu không mắc các bệnh lý nền trên và chỉ số SpO2 bình thường (trên 96%) thì đừng lo lắng vì đó chỉ là triệu chứng hậu Covid-19.

Thay vào đó bạn nên vận động, tập thở thường xuyên, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và khoa học thì triệu chứng ho sẽ mất dần trong tương lai.

BS Trương Hữu Khanh cho biết 2, có 1 số nhóm người nên đi khám hậu Covid-19:

- Đầu tiên đó là những F0 bệnh nặng, từng phải điều trị trong phòng hồi sức và nhóm người dù âm tính nhưng vẫn cần điều trị tại khu phục hồi chức năng. 

- Bên cạnh đó còn có 1 nhóm nữa cũng cần đi khám hậu Covid-19 đó là người dù đã âm tính những vẫn thấy ngộp thở, tức ngực, vận động kém.... Vì  theo bác sĩ, những biểu hiện này đôi khi không phải là dấu hiệu của hậu Covid-19 mà là dấu hiệu của các bệnh hen, suyễn... do đó bạn cần đi khám để có phác đồ điều trị phù hợp.

Bị ho kéo dài dù đã âm tính, F0 cần làm gì? - Ảnh 2

- Nhóm tiếp theo đó là người có dấu hiệu tâm thần như hoảng loạn, lo âu, bế tắc hậu Covid-19.

Ngoài ra, những người nên khám hậu Covid-19 là người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, tiểu đường) và người trên 60 tuổi.

Chính vì vậy, dù đã khỏi bệnh nhưng nếu có những dấu hiệu bất thường thì mọi người nên đi khám để có chỉ định của bác sĩ, điều trị kịp thời... tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Chuyên gia lý giải nguyên nhân nhiều F0 tái nhiễm sau chưa đầy 2 tháng 5 nhóm thuốc cần chuẩn bị trong gia đình có trẻ là F0 6 bước chỉ nằm và tập thở để khỏi bệnh dành cho F0 đều trị tại nhà
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp