Chế độ bảo hiểm xã hội dành cho mẹ bầu đã được quy định trong Điều 32 Luật BHXH 2014. Cụ thể trong thời gian mang thai, lao động nữ sẽ được nghỉ việc để đi khám thai 5 ngày trong 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Nếu cơ sở khám chữa bệnh ở xa hoặc thai có vấn đề bất thường thì số ngày nghỉ được nhân đôi.
Thời gian nghỉ sinh là 6 tháng, nếu sinh cùng lúc từ con thứ 2 trở lên, cứ mỗi người con mẹ sẽ được nghỉ thêm 1 tháng.
Điều kiện đẻ mẹ bầu được hưởng thai sản đó là cần phải đóng đủ thời gian Bảo hiểm xã hội (BHXH) trước khi sinh. Đồng thời, mỗi người sẽ có một mức nhận bảo hiểm khác nhau phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm, mức lương cơ bản hay số con sinh trong một lần...
Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/7/2020, mức lương cơ sở tăng lên 1.600.000 đồng/tháng, do đó tiền trợ cấp thai sản của người lao động cũng tăng lên, tương đương 3.200.000 đồng theo Nghị quyết số 86/2019/QH14. Nếu sinh con từ 1/7/2020, sau khi sinh, lao động nữ được hưởng thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở, tương đương 480.000 đồng/ngày.
Ngoài tiền thai sản, nếu trường hợp sau sinh, mà người mẹ quyết định nghỉ việc luôn thì theo Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định, mẹ sẽ được hưởng thêm tiền bảo hiểm thất nghiệp bằng 60% mức lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ sinh và không vượt quá 7,45 triệu đồng/tháng.
Và với điều kiện là sản phụ trước đó đã đóng đủ 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng với hợp đồng có thời hạn hoặc không thời hạn; hợp đồng mùa vụ dưới 12 tháng phải đóng đủ 12 tháng trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Bình luận