TP.HCM: Cấp cứu thành công trẻ 3 tháng tuổi bị sốc phản vệ, tim ngừng đập

Thục Quyên Đăng lúc: Thứ ba, 15/12/2020 10:38 (GMT +7)
Một bé trai 3 tháng tuổi tại TP.HCM đột ngột tím tái, ngưng tim ngưng thở sau khi tiêm kháng sinh Cefotaxim khoảng vài phút.

Sáng nay ngày 15/12, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM cho biết vừa cấp cứu điều trị thành công cho một bệnh nhi bị sốc phản vệ độ 4 sau khi tiêm kháng sinh Cefotaxim - một trong những kháng sinh điều trị các bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ em.

Được biết, bệnh nhi là bé trai 3 tháng tuổi, được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng viêm tiểu phế quản bội nhiễm, theo dõi viêm màng não. Sau khi kiểm tra, bé được chỉ định tiêm kháng sinh Cefotaxim để điều trị. Tuy nhiên, đến ngày tiêm thứ 3, sau khi tiêm thuốc cho bé khoảng vài phút, cơ thể bé đột ngột tím tái, tim  đột ngột ngưng đập.

Phát hiện bệnh nhi bị dị ứng nặng với thuốc, ngay lập tức khoa Nhiễm đã huy động toàn động toàn bộ bác sĩ, điều dưỡng để tiến hành cấp cứu phản vệ cho bé trai. Bệnh viện đã sử dụng Adrenaline - loại thuốc quan trọng dùng để cứu sống những trường hợp bị phản vệ, đồng thời được đặt ống nội khí quản giúp thở, tiêm truyền nhiều loại thuốc để hồi sức.

Rất may nhờ xử lý kịp thời, tình trạng bé dần ổn định và được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để tiếp tục điều trị. 

Sau 3 ngày điều trị, bé trai đã được cai máy thở, tập ăn sữa, sinh hiệu ổn định và các chỉ số xét nghiệm về lại bình thường.

Bất kì loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ và những tình huống dị ứng thuốc từ nhẹ đến nặng.
Bất kì loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ và những tình huống dị ứng thuốc từ nhẹ đến nặng.

Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 - Bác sĩ Nguyễn Trần Nam - cho biết, bất kì loại thuốc nào cũng có thể gây phản vệ và những tình huống dị ứng thuốc từ nhẹ đến nặng luôn xuất hiện hàng ngày bên cạnh chúng ta.

Phía các nhân viên y tế luôn được cập nhật, tập huấn và kiểm tra các kiến thức về chẩn đoán, xử trí phản vệ để áp dụng kịp thời vào những trường hợp khẩn cấp như trên.

Qua đó, các bác sĩ cũng lưu ý đến gia đình có con nhỏ không nên tự ý sử dụng thuốc cho con em mình khi chưa có sự tham vấn của nhân viên y tế. Đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc cần phải thông báo đến nhân viên y tế để có hướng điều trị phù hợp, tránh những tình huống nguy cấp đáng tiếc xảy ra.

TP.HCM: Bé trai 10 tuổi ngã vẹo cổ suýt chết vì bắt chước trên TikTok Quảng Ngãi: Đi vào đường cấm, 2 người bị núi sạt lở đè suýt chết Suýt chết vì dị ứng với không khí lạnh Ninh Bình: Bé 6 tuổi nhập viện cấp cứu vì ngộ độc cây kim tiền
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp