Trong buổi họp báo ngày 23/2/2022 tại Geneva Thụy Sỹ, WHO công bố sẽ có thêm 5 nước được lựa chọn tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mRNA theo sáng kiến Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA được WHO thành lập tại Nam Phi. 5 nước này gồm: Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Serbi.
>>> Xem thêm: Bác sĩ nhi trấn an: Trẻ khỏi Covid mà không sốt thì cha mẹ không cần lo lắng
Liên quan đến quyết định này, Giám giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Một trong những rào cản chủ yếu đối với chuyển giao công nghệ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình là thiếu lực lượng lao động có tay nghề cao và hệ thống quản lý yếu kém”. Do đó việc "Xây dựng những kỹ năng đó sẽ đảm bảo rằng họ có thể sản xuất các sản phẩm y tế mà họ cần với tiêu chuẩn chất lượng tốt để họ không còn phải chờ đợi ở cuối hàng.”
Việc Việt Nam được lựa chọn nằm trong danh sách các nước nhận chuyển giao công nghệ mRNA cho thấy WHO đánh giá cao năng lực của Việt Nam đồng thời sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam được tiếp nhận các hỗ trợ của WHO và các đối tác quốc tế để phát triển và sản xuất thành công vắc xin mRNA phòng Covid-19 và các bệnh khác trong tương lai.
Trung tâm chuyển giao công nghệ mRNA được WHO thành lập tại thành phố Cape Town, Nam Phi vào tháng 6/2021. Nỗ lực thành lập trung tâm này của WHO đã được Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là các nước Bỉ, Đức, Pháp ủng hộ, hỗ trợ và đầu tư lớn.
Công nghệ vắc xin mRNA được đánh giá là công nghệ tiên tiến để sản xuất vắc xin ngừa Covid an toàn và hiệu quả cao như Moderna, Pfizer. Công nghệ này sẽ cho phép cập nhật với các biến chủng mới và sản xuất với số lượng lớn. Chính vì thế, khi có công nghệ này không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống Covid-19 mà còn giúp chủ động ứng phó tốt hơn với các dịch bệnh khác trong tương lai.
Bình luận