4 món đặc sản Thái Nguyên, số 4 nhất định phải ăn thử một lần cho biết

Tuệ Chi Đăng lúc: Thứ ba, 21/03/2023 11:37 (GMT +7)
Khi đến Thái Nguyên, bạn có thể thưởng thức nhiều món đặc sản hấp dẫn, và nhớ đừng bỏ qua 4 món dưới đây.
Hashtag #Ẩm thực việt nam #Văn hóa ẩm thực #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

1. Nham trám Hà Châu

Trám đen là một trong những đặc sản nổi tiếng của Hà Châu, Phú Bình. Vì vậy khi đến đây, bạn sẽ bắt gặp không ít các cây trám cổ có tuổi đời vài trăm năm. Mặc dù ở Việt Nam có khá nhiều nơi trồng trám đen, thế nhưng loại quả này ở Hà Châu có vị hơi chát, thơm bùi hoàn toàn khác biệt. Với nguyên liệu này, người ta có thể chế biến nhiều món như xôi trám, trám đen kho thịt… thế nhưng nổi tiếng nhất vẫn là nham trám.

Nham trám Hà Châu là một món ăn sử dụng khá nhiều nguyên liệu. Ảnh: Ngọc Bích.
Nham trám Hà Châu là một món ăn sử dụng khá nhiều nguyên liệu. Ảnh: Ngọc Bích.

Vì là một món trộn nên nham trám Hà Châu sử dụng rất nhiều nguyên liệu. Đầu tiên, người ta sẽ sơ chế trám sạch sẽ rồi cho vào đun trong nước sôi lăn tăn khoảng 20 phút cho trám mềm ra. Tiếp đó, quả trám được vớt ra để ráo, bổ dọc và loại bỏ phần hạt. Nhờ được om đúng cách mà khi bổ ra, trám đen Hà Châu sẽ mềm thơm và không nát. Ngoài nguyên liệu chính là trám đen thì người ta sẽ sử dụng thêm thịt cá, tía tô, hẹ, đinh lăng, gừng non, khế chua, húng quế, vừng lạc… để trộn. Sau khi trộn xong, nham trám Hà Châu sẽ được cuốn với bánh tráng, lá nhội và chấm cùng tương nếp Úc Kỳ.

>>> xem thêm: Nham trám, đặc sản kì công ăn có đủ ngọt, bùi chát, ăn một lần là nhớ mãi của Hà Châu, Thái Nguyên

2. Bánh cóoc mò

Là một đặc sản nổi tiếng của người Tày, bánh cóoc mò phổ biến ở nhiều vùng như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn… và Thái Nguyên. Trong tiếng Tày, cóoc mò có nghĩa là sừng bò. Sở dĩ như vậy là vì chiếc bánh này có hình dáng y hệt một chiếc sừng bò. Sau khi chuẩn bị gạo nếp, lạc đỏ… người làm bánh sẽ mang chúng gói trong lá chuối hoặc lá dong rồi khéo léo gói lại. Khi ăn, bánh cóoc mò có mùi thơm từ lá chuối, không ngấy và có vị bùi bùi từ lạc.

Bánh cóoc mò được gói lại giống như chiếc sừng bò.
Bánh cóoc mò được gói lại giống như chiếc sừng bò.

>>> xem thêm: Bánh cooc mò - nét tinh hoa riêng biệt của núi rừng Tây Bắc

3. Nem chua Đại Từ

Một trong những điểm khác biệt giữa nem chua Đại Từ và nem chua nhiều vùng khác là người ta sẽ chế biến từ thịt mông để không có gân, không có sơ và ngon mềm. Sau khi có nguyên liệu chính, người ta sẽ mang thịt đi thái sợi chứ không xay như nhiều nơi rồi trộn cùng tỏi băm nhuyễn, hạt tiêu xay, rượu trắng và thính gạo rang thơm. Tiếp đó, người ta sẽ ủ trong vòng 4 tiếng và gói lại với lá ổi, lá chuối. Nem chua Đại Từ thường được để từ 2 đến 3 ngày là ăn được. Tuy nhiên trước khi ăn, bạn cần lăn qua trên chảo cho xém vỏ hoặc nướng qua để dậy mùi thơm. 

Nem chua Đại Từ thường được nướng hoặc áp chảo trước khi ăn.
Nem chua Đại Từ thường được nướng hoặc áp chảo trước khi ăn.

4. Bánh chưng Bờ Đậu

Nhờ được làm từ loại gạo nếp nương mà những chiếc bánh chưng Bờ Đậu có hương vị thơm ngon đặc biệt. Gạo nếp sau khi được vo sạch, ngâm trong nước vài giờ đồng hồ thì sẽ được để ráo nước và trộn cùng một chút muối. Đặc biệt, lá dong để gói bánh chưng Bờ Đậu thường là loại dày, rộng, xanh mướt nên khi gói, bánh có màu sắc vô cùng bắt mắt. Thịt lợn được dùng để gói bánh chưng Bờ Đậu cũng là loại được chăn nuôi tự nhiên nên thịt chắc, thơm và ngọt. Không chỉ xuất hiện trong dịp lễ Tết, đám cưới, đám giỗ… mà bánh chưng Bờ Đậu còn được làm khá nhiều hàng ngày. Vì thế nếu có dịp đến đây, bạn có thể tìm mua món bánh chưng đặc biệt này mang về làm quà.

Bánh chưng Bờ Đậu nổi bật với lớp vỏ bánh xanh mướt.
Bánh chưng Bờ Đậu nổi bật với lớp vỏ bánh xanh mướt.
2 món bún Hà Tiên phải thử khi đến, giá không quá 30k 4 món đặc sản Long An giá rẻ như cho, ăn một bát vẫn thấy thèm 5 món đặc sản Rạch Giá ngon nức tiếng, không ăn được là tiếc
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp