4 món đặc sản Trà Vinh ngon quên lối về, hấp dẫn ngay từ tên gọi

Nếu có dịp đến thăm Trà Vinh, bạn không nên bỏ qua những đặc sản nức tiếng như bánh canh Bến Có, cháo ám, bún suông hay bánh tét Trà Cuôn.

Hashtag: Du lịch miền Tây Đặc sản miền Tây

1. Bánh canh Bến Có

Mặc dù bánh canh không phải là món ăn xa lạ với người dân Nam Bộ, thế nhưng nếu có dịp đến Bến Có, Nguyệt Hoá, Châu Thành của tỉnh Trà Vinh, bạn sẽ không thể bỏ qua món bánh canh đặc biệt này. Sợi bánh canh ở đây mềm dai, trắng đục nhưng dù có chan nước dùng vào lâu đến đâu thì cũng không nở ra. 

Ảnh: dupeo.review_

Nước dùng bánh canh Bến Có được ninh từ các nguyên liệu như xương, hành tây, hành tím, mực nướng… nên có vị ngọt thanh, hấp dẫn. Đồ ăn kèm trong một bát bánh canh Bến Có cũng khá đa dạng. Tuỳ vào khẩu vị và sở thích mà bạn có thể chọn thêm giò heo, tim, gan, cật, thịt nạc, phèo… Khi ăn, người ta cũng đặt thêm một chén nước mắm nhỏ có cắt vài lát chanh. 

Ảnh: dupeo.review_

>>> xem thêm: Về Trà Vinh nhất định phải thưỏng thức đặc sản bánh canh Bến Có

2. Cháo ám

Cháo ám là một món ăn có nguồn gốc từ những năm 1930 ở Châu Thành, Trà Vinh. Theo nhiều người, trước đây cháo ám là món ăn mà các cô dâu mới thường nấu sau khi về nhà chồng. Vì chúng có cách chế biến khá kỳ công, thế nên đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít nàng dâu. Từ đó, người dân ở đây cũng dành cái tên “cháo ám” để gọi món ăn.

Ảnh: thuynhitranngoc

Bên cạnh nguyên liệu chính là gạo và cá lóc, người ta sẽ phải chuẩn bị thêm khá nhiều nguyên liệu như mực khô, tôm khô… và chấm cùng mắm tôm. Chính vì có các nguyên liệu và cách thưởng thức đặc biệt như vậy mà cháo ám có vị thơm đặc trưng của gạo, vị ngọt, béo ngậy của cá và vị đậm đà từ mắm tôm. Hiện nay, cháo ám không còn được bán nhiều ở Trà Vinh nữa và hầu hết chỉ được người dân địa phương chế biến tạin nhà.

Ảnh: danggand2204

>>> xem thêm: Cháo ám, món lạ mà quen không thể bỏ qua khi đến thăm Trà Vinh

3. Bún suông

Không chỉ nổi bật với những sợi suông tròn dài màu cam nhạt được làm từ tôm tươi, món bún suông Trà Vinh còn sử dụng các nguyên liệu khác như thịt ba chỉ, tôm bóc vỏ, giò heo… vì thế chưa cần thưởng thức, chỉ nhìn bát bún suông thôi là nhiều người đã mê mẩn rồi.

Ảnh: @dupeo.review_.

Vẫn sử dụng xương heo ninh lấy nước nhưng người ta lại cho tương hạt và me vào nước dùng bún suông, vì thế bún có màu nâu nhạt chứ không trong như bình thường và có vị ngọt thanh, chua dịu khi ăn. Bún suông cũng được ăn kèm giá trần, xà lách, bắp cải trắng bào sợi… và chấm cùng một bát tương - ớt xay.

Ảnh: @enjoyeverythingwithmila.

>>> xem thêm: Bún suông, món bún đặc sắc, đậm đà được nhiều người yêu thích khi đến Trà Vinh

4. Bánh tét 

Trà Vinh có 2 loại bánh tét nổi tiếng là bánh tét cốm dẹp của người Khmer ở Cầu Kè và bánh tét Trà Cuôn. Nguyên liệu để làm bánh tét cốm dẹp thường là cốm dẹp, nước cốt dừa, đậu xanh. Sau khi đã có cốm dẹp, người ta sẽ cho thêm nước cốt dừa vào và trộn đều rồi chờ khoảng vài phút cho nếp mềm ra mới mang đi gói bánh.

Bánh tét cốm dẹp đặc biệt của người Khmer ở Trà Vinh.

Phần nhân bánh sẽ là đậu xanh trộn với đường-vani hoặc chuối, sau đó dùng lá chuối chiêm hoặc lá lùng gói lại. Đặc biệt, loại bánh này được làm chín bằng cách hấp cách thuỷ chứ không luộc như bình thường. Người dân Khmer ở Trà Vinh thường gói bánh tét cốm dẹp trong dịp lễ tết hoặc cúng giỗ.

Bánh tét Trà Cuôn không chỉ có phần nhân phong phú mà còn được làm nhiều màu.

Bên cạnh bánh tét cốm dẹp thì Trà Vinh còn nổi tiếng với món bánh tét Trà Cuôn. Trước đây, bánh tét Trà Cuôn cũng chỉ sử dụng nếp và mỡ, thế nhưng để phù hợp với sở thích và khẩu vị của nhiều người, họ đã thêm vào nhiều loại nhân đặc biệt như thịt ba rọi, trứng muối, tôm khô… Ngoài màu xanh thường thấy, bánh tét Trà Cuôn bây giờ còn có 3 màu khác được làm từ trái gấc, lá cẩm và lá bồ ngót.

 

Bài liên quan

News feed