Quan niệm người xưa "nam có thể hơn 7, nữ không thể hơn 1" nghĩa là gì?
- Alice Pham
- Đăng lúc: Thứ năm, 21/07/2022 08:20 (GMT +7)
"Nam có thể hơn 7, nữ không thể hơn 1" nói về khoảng cách tuổi tác của cặp đôi yêu nhau theo quan niệm của tổ tiên xưa.
Hôn nhân được coi là chuyện trọng đại nhất của đời người. Vợ chồng có hòa thuận, yêu thương nhau thì cuộc hôn nhân đó mới thực sự hạnh phúc. Chính vì thế, việc tìm một người bạn đời phù hợp và xây dựng một gia đình hòa thuận là điều rất thiết yếu trong cuộc sống.
Thuở xa xưa, thậm chí ngay đến bây giờ, người ta rất chú trọng đến việc tìm bạn đời cho con cái, trước khi kết hôn, cha mẹ hai bên nên tính xem ngày tháng năm sinh của hai vợ chồng có hợp hay không, hợp tuổi, hợp cung hay không. Do đó, tổ tiên ta từng có câu: "Nam có thể hơn 7, nữ không thể hơn 1" để nói về tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng cho con cái.
"Nam có thể hơn 7, nữ không thể hơn 1" là gì?
"Nam có thể hơn 7, nữ không thể hơn 1" nói về khoảng cách tuổi tác của cặp đôi yêu nhau theo quan niệm của người xưa. Ý nghĩa của câu là khi cả 2 cùng hẹn hò, người nam có thể hơn tuổi người nữ một chút, nhưng không được quá 7 tuổi, vì nếu lớn hơn thì sẽ có khoảng cách thế hệ, tuổi tác lẫn quan điểm không tương xứng. Ngược lại, người nữ không được già hơn người nam dù chỉ 1 tuổi.
Sở dĩ có câu nói này vì liên quan nhiều đến tục truyền đời trước. Thời xa xưa cha ông ta đã có quan niệm trọng nam khinh nữ hay tư tưởng gia trưởng, đàn ông bước qua tuổi 30 nên đặt hoài bão làm cha, làm chủ gia đình, đó mới là cột mốc ý nghĩa của tuổi 30. Nhiều người cho rằng nam giới sẽ có nhiều kinh nghiệm sống hơn phụ nữ, điều này thường thể hiện ở độ tuổi, nên gia đình sẽ không muốn con trai mình lấy phụ nữ lớn tuổi.
Bên cạnh đó, vì đàn ông trưởng thành tương đối muộn hơn phụ nữ nên nếu lấy phụ nữ nhiều tuổi hơn thì ngoại hình sẽ khó tương xứng. Chưa kể tuổi tâm lý của nam giới thấp hơn tuổi sinh học của họ, vì vậy để đảm bảo cả vợ và chồng đều thuộc cùng một tầng lớp tâm lý và có những chủ đề chung, đàn ông cần phải dành nhiều năm hơn và trải nghiệm xã hội nhiều hơn.
Ngoài ra, nhiều người còn quan niệm phụ nữ sinh ra đã là phái yếu nên cần dựa dẫm vào người khác, được quan tâm chăm sóc khi còn trẻ. Nếu lấy một người phụ nữ lớn tuổi hơn sẽ có cảm giác sẽ ngược lại, người phụ nữ phải chăm sóc cho người đàn ông. Nếu như người nữ cảm thấy xấu hổ khi phải gồng mình xây dựng tổ ấm, còn người đàn ông cũng thấy hổ thẹn khi "lép vế" hơn vợ mình.
Tuy nhiên câu nói này chỉ mang tính chất tham khảo, thậm chí còn không phù hợp với hôn nhân ngày nay khi điều kiện, môi trường và cuộc sống đối mặt của các gia đình đều khác nhau. Thay vì đi theo thời đại của hôn nhân sắp đặt truyền thống, thì ngày nay, tình yêu tự do đã trở thành xu hướng chủ đạo, tuổi tác không còn là rào cản lớn để hai người ở bên nhau. Một số nơi còn có quan niệm “gái hơn ba, ôm thỏi vàng”. Nhiều gia đình khá giả thậm chí còn tìm dâu lớn hơn con trai họ 4,5 tuổi để có nhiều kinh nghiệm chăm sóc chồng.