Không chỉ Á Đông trọng nam khinh nữ, quý tộc Anh cũng thích đẻ con trai

An Diệp Phi Đăng lúc: Thứ ba, 24/11/2020 00:05 (GMT +7)
Với giới quý tộc Anh, chỉ con trai mới được thừa hưởng tước vị, gia sản và có quyền nhận chiếc ghế dành riêng trong Quốc hội do luật "cha truyền con nối".

Không chỉ Việt Nam, Trung Quốc hay Ấn Độ mà cả ở Anh Quốc, các bậc cha mẹ trong giới quý tộc, thượng lưu cũng có tâm lý muốn sinh con trai hơn là con gái.

Với giới quý tộc Anh, sinh con trai mới được thừa hưởng tước vị, gia sản. Hiện nước Anh có khoảng 800 người thừa hưởng tước hiệu quý tộc do nhà vua ban tặng cho tổ tiên như: công tước, hầu tước, tử tước và nam tước, tùy thuộc vào công lao hoặc thành tựu. Những người nắm giữ tước hiệu được quyền ứng cử vào 92 vị trí trong Hạ viện và phân bổ theo chế độ cha truyền con nối như cựu Ngoại trưởng Robin Cook từng nhận xét: chỉ Anh và Lesotho là “hai quốc gia duy nhất có ghế dành riêng trong Quốc hội do cha truyền con nối”. Đây có lẽ là lý do khiến giới quý tộc Anh mong muốn có con trai nối dõi hơn là chỉ sinh toàn con gái.

Anh Quốc: Vẫn duy trì tập tục 'cha truyền con nối'
Anh Quốc: Vẫn duy trì tập tục "cha truyền con nối"

Cũng có một số gia đình cho con gái thừa kế tài sản nếu không sinh được bé trai nhưng điều này hiếm khi xảy ra bởi hầu hết tài sản, danh tiếng đều được truyền lại cho con trai đầu lòng như một tập tục, gọi là “quyền con trai trưởng”.

Cựu Thủ tướng Tony Blair từng cho rằng, đã tới lúc chấm dứt tư tưởng lạc hậu đã làm cản trở tầm nhìn của Anh về một xã hội hiện đại, không giai cấp. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ của phong trào đấu tranh nữ quyền ở Anh, việc xem trọng con trai trưởng vẫn tồn tại trong tầng lớp quý tộc của quốc gia này.

Nền dân chủ bị… bóp méo vì chế độ “quyền nam trưởng”?

Trên trang Zing, với bài trích dịch từ The Atlantic, nói về vấn đề nữ quyền trong giới quý tộc ở Anh đã cho thấy những vấn đề trên và cho biết: nhiều bé gái sinh ra trong tầng lớp thượng lưu không được đối xử công bằng hoặc thừa hưởng những quyền lợi đáng được nhận.

Charlotte Carew Pole (đến từ Cornwall, Anh) có bố chồng là một nam tước. Đây là tước hiệu quý tộc do vua Charles I ban tặng cho gia đình ông vào năm 1628. Giống như nhiều danh vị khác của nước Anh, chỉ có đàn ông mới được trao lại. Bố chồng của Charlotte là nam tước thứ 13. Tremayne, chồng của Charlotte, một ngày nào cũng sẽ thừa kế tước hiệu này. Nhưng thật không may cho Charlotte khi trải qua nhiều lần sảy thai và thụ tinh ống nghiệm thì một bé gái đã chào đời và dĩ nhiên cô bé Jemima này không thể là… nam tước thứ 15.

Các nhà nữ quyền Anh Quốc đang mong mỏi sự thay đổi trong chế độ trọng quyền nam trưởng
Các nhà nữ quyền Anh Quốc đang mong mỏi sự thay đổi trong chế độ trọng quyền nam trưởng

Charlotte quyết định thực hiện chiến dịch Daughters’ Rights để kêu gọi thay đổi luật cho phép các tước vị có thể được truyền lại cho cả con trai và con gái. Không chỉ là danh hiệu, bất động sản, tiền bạc mà địa vị, quyền lực cũng phải được chia sẻ công bằng như nhau. Theo cô, lối sống của tầng lớp thượng lưu Anh đang dần bóp méo nền dân chủ cho con người.

Xứ sở sương mù đang bị mắc kẹt giữa truyền thống và hiện đại khi cho phép những người kế thừa tước hiệu quan trọng được tham gia vào Quốc hội, đồng thời ghi lại trên trang web chính thức của cơ quan lập pháp những người trong số họ là non-binary (tạm dịch: phi nhị nguyên giới).

Ngoài ra, quốc gia này còn trao cho những người chuyển giới quyền được thay đổi giới tính hợp pháp của họ, trừ khi điều đó ảnh hưởng đến việc thừa kế dòng dõi.

Nỗ lực xóa nhòa ranh giới phân biệt nam nữ tại Anh

Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Pride and Prejudice (Kiêu hãnh và Định kiến), tác giả Jane Austen đề cập tới chuyện năm chị em nhà Bennet không được thừa kế điền trang của cha họ theo luật pháp thời bấy giờ. Ở thời hiện tại, thực trạng này vẫn diễn ra ở Anh dù đã hạn chế hơn rất nhiều. Nam tước Braybrooke có tám cô con gái nhưng tất cả đều không có quyền thừa kế. Ông hy vọng cuối cùng sẽ sinh được một cậu con trai và cuối cùng cũng thành hiện thực khi có được cậu bé Neville. Tuy nhiên, khi Neville yểu mệnh qua đời vào năm 2017, danh hiệu nam tước đã thuộc về một người em họ hàng xa.

Hy vọng một ngày các em bé gái ởAnh Quốc sẽ được thừa hưởng gia tài, tham gia một 'ghế' ở Quốc hội dù có thể họ không được thừa hưởng tước hiệu như nam giới
Hy vọng một ngày các em bé gái ởAnh Quốc sẽ được thừa hưởng gia tài, tham gia một "ghế" ở Quốc hội dù có thể họ không được thừa hưởng tước hiệu như nam giới

Đứng ra thành lập Daughters’ Rights và vào năm 2018, Daughters’ Rights đã đưa một đơn kiện lên Tòa án Nhân quyền châu Âu để khiếu nại Anh đang ngầm cho phép phân biệt giới tính nhưng chính trong gia đình Charlotte cũng thể hiện rõ ranh giới cho hai đứa trẻ sau khi cô sinh bé trai Lucian. Đây là điều không khó hiểu khi Charlotte luôn cảm thấy khó khăn trong việc kêu gọi các tổ chức và nhà hoạt động nữ quyền chính thống ủng hộ mình, dường như ít ai quan tâm đến nữ quyền trong giới quý tộc và sở thích sinh con trai vẫn khó bị xóa nhòa.

Đạt điểm IQ tuyệt đối, thần đồng 11 tuổi nước Anh khiến cả thế giới nể phục Gia đình đông con nhất nước Anh mua sắm quần áo như thế nào? Bò Wellington, món ăn quý tộc của nước Anh khiến cả thế giới chao đảo
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp