Bánh dày làng Gàu, đặc sản dẻo thơm làm nên nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực Hưng Yên

Quả Chanh Thành Tinh Đăng lúc: Thứ năm, 27/01/2022 13:22 (GMT +7)
Không chỉ là một thức quà được người Hưng Yên yêu thích, bánh dày làng Gàu còn trở thành một món đặc sản được nhiều người tìm mua khi đến đây.
Hashtag #Các món bánh Việt Nam #Ẩm thực việt nam #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Nằm ngay sát Thủ đô Hà Nội, Hưng Yên nổi tiếng với những điểm du lịch như Phố Hiến, đền Chử Đồng Tử, chùa Phúc Lâm, văn miếu Xích Đằng… Khi đến thăm Hưng Yên, bạn cũng có cơ hội được thưởng thức các món đặc sản nức tiếng nơi đây nhé bún thang lươn, chả gà Tiểu Quan, bánh tẻ, bánh cuốn… và món bánh dày làng Gàu.

Ảnh: @nguyenthuthuy90.
Ảnh: @nguyenthuthuy90.

>>> Xem thêm 7 món đặc sản ngon nức tiếng của Hưng Yên

Bánh dày làng Gàu ở đâu?

Bánh dày làng Gàu có nguồn gốc từ làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, Hưng Yên. Là một loại bánh truyền thống và có mặt tại nhiều địa phương ở nước ta, thế nhưng bánh dày ở làng Gàu có những nét đặc trưng mà không đâu có được. Không chỉ vào ngày lễ Tết hay dịp giỗ Tổ Hùng Vương, mỗi khi đến làng Gàu, bạn lại nghe thấy những âm thanh giã xôi, nặn bánh rộn rã.

Ảnh: @nguyenthuthuy90.
Ảnh: @nguyenthuthuy90.

Cách làm bánh dày làng Gàu

Nguyên liệu chính để làm bánh dày làng Gàu khá đơn giản, chỉ là những hạt gạo nếp cái hoa vàng và đỗ xanh. Thế nhưng để có thể nặn được những chiếc bánh dẻo thơm, hấp dẫn như vậy, người làm bánh thường phải rất khéo léo và tỉ mỉ. Sau khi thu hoạch lúa về, người ta sẽ mang đi xay xát và lựa chọn những hạt gạo “đạt chuẩn”. Để làm bánh, hạt gạo phải chắc và mẩy. Những hạt gạo sâu hay lép đều sẽ bị loại ra ngoài.

Tiếp đó, gạo nếp cái hoa vàng sẽ được ngâm vào nước sạch, đồ chín và mang đi giã thành mịn để nặn bánh. Công đoạn này đòi hỏi người làm bánh phải có lực giã vừa phải, không được quá mạnh nhưng cũng không được yếu vì bánh càng được giã kĩ sẽ càng mịn, càng ngon và sáng màu.

Ngoài màu trắng truyền thống thì bánh còn có màu tím làm từ lá cẩm.
Ngoài màu trắng truyền thống thì bánh còn có màu tím làm từ lá cẩm.

Làm nhân bánh có lẽ là công đoạn cầu kỳ nhất khi chế biến những chiếc bánh dày làng Gàu. Mặc dù chỉ là nhân đỗ xanh thế nhưng những hạt đỗ xanh phải đều và mẩn. Sau khi được ngâm nước ấm qua đêm, hạt đỗ sẽ mềm ra và được đem đi đãi sạch vỏ. Tiếp đó là hấp chín và giã đỗ cho đến khi sánh nhuyễn, không còn chút lợn cợn nào thì sẽ được nắm lại cùng dừa bào sợi.

Bánh dày làng Gàu thơm, bùi, mềm, dẻo rất hấp dẫn.
Bánh dày làng Gàu thơm, bùi, mềm, dẻo rất hấp dẫn.

Điểm đặc biệt của bánh dày làng Gàu có lẽ là hợp với cả người ăn chay lẫn ăn mặn. Nếu muốn có nhân bánh mặn, bạn chỉ cần xào chín thịt nạc băm và trộn cùng đậu xanh. Còn nếu là người ưa thích bánh ngọt, bạn sẽ thêm một chút đường trắng, dừa khô vào trộn cùng nhân đậu xanh để bánh có vị ngọt dịu là được.

Bánh dày làng Gàu, đặc sản dẻo thơm làm nên nét đặc sắc của văn hoá ẩm thực Hưng Yên - Ảnh 5

Sau khi chuẩn bị xong nhân và bỏ bánh, người làm bánh sẽ khéo léo đặt nhân vào vỏ rồi nặn thành những chiếc bánh trắng, dẻo mịn và thơm nức. Ngoài hình tròn hơi dẹt thì bánh dày làng Gàu còn được nặn thành hình thuôn dài và sau đó cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Không chỉ thưởng thức tại chỗ, bánh dày làng Gàu còn là một trong những đặc sản được nhiều người mua về làm quà cho gia đình, bạn bè mỗi khi có dịp đến Hưng Yên.

7 món đặc sản ngon nức tiếng của Hưng Yên rất được lòng người sành ăn Bún thang lươn - đặc sản vừa lạ vừa quen nổi tiếng của Hưng Yên Về Hưng Yên thăm ngôi chùa Phúc Lâm dát vàng, đẹp như chùa Vàng Thái Lan
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp