Bộ ảnh tiết lộ đời sống người Việt 100 năm trước

Thục Quyên Đăng lúc: Thứ hai, 07/12/2020 10:52 (GMT +7)
Kho lưu trữ ảnh của Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) có nhiều bức ảnh quý hiếm phản ánh đời sống sinh hoạt của người Việt Nam cách đây 1 thế kỷ.

Bộ sách Ký ức Đông Dương: Việt Nam - Campuchia - Lào được ấn hành tháng 6/2020 vừa qua tiết lộ nhiều hình ảnh quý hiếm từ kho lưu trữ ảnh liệu của Viện Viễn Đông Bác Cổ (EFEO). Đây là ấn bản đầu tiên có 3 ngôn ngữ: Việt - Anh - Pháp.

Bộ sách Ký ức Đông Dương: Việt Nam - Campuchia - Lào.
Bộ sách Ký ức Đông Dương: Việt Nam - Campuchia - Lào.

Không chỉ phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của Viện Viễn Đông Bác Cổ qua các giai đoạn lịch sử, bộ ảnh còn tiết lộ các chi tiết về văn hóa - tự nhiên, con người, tôn giáo, lễ hội và truyền thống… của Đông Dương. Trong số đó, nổi bật là những bức ảnh hiếm hoi phản ánh đời sống sinh hoạt của người Việt Nam từ hàng trăm năm trước.

Cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh đời sống người dân Việt Nam từ 100 năm trước đây:

5 vị quan trong trang phục cung đình năm 1926.
5 vị quan trong trang phục cung đình năm 1926.

Bức ảnh trên được chụp vào năm 1926 tại Huế. 5 vị quan trong ảnh đang mặc lễ phục thiết triều với áo dài và mũ cánh chuồn.

Bốn kỵ binh trong quân phục tập luyện vào năm 1908.
Bốn kỵ binh trong quân phục tập luyện vào năm 1908.

Ảnh chụp bốn kỵ binh trong đội kỵ binh Hà Nội vào năm 1908. Vốn dĩ quân đội phong kiến Việt Nam không có kỵ binh, tuy nhiên từ khi Pháp xâm lược thì bổ sung đội quân này vào bộ binh. Trang phục của lính kỵ binh vì thế cũng theo lối phương Tây. Các con ngựa được gửi từ Pháp sang huấn luyện, song do không hợp phong thổ, số ngựa chiến chết rất nhiều.

100 năm trước, hát xẩm còn rất phổ biến tại Việt Nam. Cặp vợ chồng nhà xẩm tìm đến những khu chợ đông đúc, trải chiếu, đặt nón mê xin tiền, chồng đàn, vợ phách.

Một cặp vợ chồng hát xẩm trải chiếu ngồi hát giữa chợ với rất nhiều trẻ vây quanh.
Một cặp vợ chồng hát xẩm trải chiếu ngồi hát giữa chợ với rất nhiều trẻ vây quanh.
Hai cụ đồ kiêm thầy bói, viết sớ và tham vấn về mọi việc liên quan đến thần linh và con người. (Năm 1953)
Hai cụ đồ kiêm thầy bói, viết sớ và tham vấn về mọi việc liên quan đến thần linh và con người. (Năm 1953)

Đầu thế kỷ XX, thú chơi tranh dân gian ngày Tết là một nếp sinh hoạt không thể thiếu. Vì thế, tranh dân gian phát triển rất mạnh mẽ, đặc biệt phổ biến rộng rãi tại miền Bắc với nhiều chủ đề đa dạng, cả tôn giáo lẫn thế tục. Tranh dân gian ở Phố Hàng Trống được biết đến đặc trưng với kiểu rập độc nhất với màu đen, sau đó được tô màu đỏ và đôi khi điểm thêm các ghi chú bằng bút lông, nổi bật hơn so với các thể loại tranh khác. 

Cụ bà bán tranh dân gian và câu đối in sẵn.
Cụ bà bán tranh dân gian và câu đối in sẵn.

Hình ảnh một thầy cúng đang đứng sau hai người đàn ông ngồi gọi hồn trước cây đa ở Viện Viễn Đông Bác Cổ. Đồ cúng được bày sẵn trên hai chiếc bàn đặt dưới gốc gây. Được biết, cây đa cổ thụ trăm tuổi này hiện nay vẫn còn trước Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, tên trước đây là bảo tàng Louis Finot.

Thầy cúng đang đứng sau hai người đàn ông ngồi gọi hồn trước cây đa.
Thầy cúng đang đứng sau hai người đàn ông ngồi gọi hồn trước cây đa.

Hàng chục năm trước đây, khu phố cổ Hà Nội được xem là nơi tập trung nhiều hoạt động nghề nghiệp nhất, có thể kể đến là Hàng Dầu, Hàng Muối, Hàng Bông, Hàng Vải, Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Than, Hàng Mành... Mỗi tên phố gắn liền với nghề nghiệp xưa được kéo dài sử dụng cho đến tận bây giờ.

Thợ thủ công đang làm mành tre.
Thợ thủ công đang làm mành tre.
Một sạp bán đồ thủ công, đồ thiếc..
Một sạp bán đồ thủ công, đồ thiếc..

Hình ảnh đàn trâu đang ngâm mình dưới ao là hình ảnh quen thuộc của đồng bằng Bắc bộ, kéo dài đến tận thập niên 80, 90. 

Đàn trâu đang ngâm mình dưới ao cạnh đồng ruộng lúa.
Đàn trâu đang ngâm mình dưới ao cạnh đồng ruộng lúa.

Trước đây, khi chưa có sự xuất hiện của đèn điện thì nghề ép dầu đóng vai trò rất quan trọng trong các ngành nghề thủ công của người dân Việt thời đó. Nhìn qua có vẻ sơ sài nhưng kiểu ép dầu bằng chêm này rất hiệu quả và được áp dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Người thợ sẽ nghiền nát bã hạt, rang sơ qua rồi cho vào một cái khoang nằm giữa hai vật chèn bằng gỗ. Những vật chèn này được gắn một cái vồ tạo lực mạnh và dầu chảy qua một cái khe được làm sẵn.

Hai thanh niên đang ép dầu trên đường Cái Quan, Hà Nội (Năm 1937)
Hai thanh niên đang ép dầu trên đường Cái Quan, Hà Nội (Năm 1937)
Hơn 170.000 video của người Việt bị YouTube gỡ bỏ trong 3 tháng Xác minh thuyền viên người Việt tử vong với nhiều dấu hiệu bạo lực trên tàu hàng ở Nga Người Việt Nam về nước phải bỏ bao nhiêu tiền cho dịch vụ cách ly trọn gói Nữ bác sĩ 24 tuổi đã đọc số sách người Việt phải mất 833 năm mới đọc hết Nhiếp ảnh gia người Pháp tái hiện lại cuộc sống người Việt 100 năm trước
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp