Quy định sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 mới: Bầu dưới 13t không tiêm

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ tư, 11/08/2021 11:48 (GMT +7)
Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần phải trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 theo "Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng Covid-19".
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Theo đó, quyết định này có hiệu lực từ ngày 10/8 và sẽ được áp dụng đối với toàn bộ các cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở tiêm chủng Nhà nước cũng như tư nhân trên cả nước.

Hướng dẫn có nêu rõ, đối tượng tiêm chủng là những người trong độ tuổi tiêm chủng, theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Những người này không quá mẫn cảm với bất kỳ hoạt chất, tá dược nào có trong thành phần của vaccine, thì đều đủ điều kiện để tiêm chủng vaccine Covid-19.

Bộ Y tế cũng nêu rõ trong hướng dẫn, trước khi tiêm vaccine Covid-19, các đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng gồm:

Bộ y tế đưa ra thay đổi trong khám sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh minh họa
Bộ y tế đưa ra thay đổi trong khám sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 - Ảnh minh họa
  • Trường hợp đã có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác;
  • Những người có bệnh nền, hoặc có bệnh mạn tính;
  • Những người mất tri giác, hoặc đã mất năng lực hành vi;
  • Trường hợp có tiền sử rối loạn đông máu và/hoặc giảm tiểu cầu;
  • Những phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên;
  • Trường hợp có những bất thường về dấu hiệu sống như: Thân nhiệt  <35, 5 độ C và >37,5  độ C, mạch đập dưới 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút, huyết áp tối thiểu > 90 mmHg hoặc < 60 mmHg, và/hoặc huyết áp tối đa < 90 mmHg hoặc > 140 mmHg hoặc so với huyết áp hằng ngày cao hơn 30 mmHg - đối với những người bị cao huyết áp và đang được điều trị, có hồ sơ y tế, nhịp thở mỗi phút trên 25 lần. 

Những người phải trì hoãn tiêm chủng bao gồm: Người đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng; Người đang bị bệnh cấp tính; Chị em đang mang thai dưới 13 tuần;

Và chống chỉ định tiêm chủng đối với những đối tượng như: Người có tiền sử rõ ràng về sốc phản vệ với vaccine phòng Covid-19 cùng loại - tức là trong lần tiêm trước; Trường hợp nằm trong nhóm chống chỉ định theo công bố của nhà sản xuất.

Bộ Y tế cũng nêu rõ, nhân viên y tế khi khám sàng lọc trước tiêm cần hỏi tiền sử bệnh như tình trạng sức khỏe; đo thân nhiệt xem có sốt, hay người này có đang mắc các bệnh cấp tính, bệnh mạn tính đang tiến triển, nhất là những tình trạng bệnh có dấu hiệu của Covid-19 hay không?

Quy định sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 mới: Bầu dưới 13t không tiêm  - Ảnh 2

Nếu người này đã tiêm thì cần biết chính xác loại vaccine Covid-19 và thời gian cụ thể mà đối tượng đã tiêm. Nhân viên y tế cũng cần hỏi người tiêm xem họ có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào hay từng bị số phản vệ chưa. Hoặc có từng mắc Covid-19; tiền sử suy giảm miễn dịch nặng, bị ung thư giai đoạn cuối, hoặc đang hóa trị, xạ trị, rối loạn đông máu/cầm máu hoặc đang dùng thuốc chống đông hay không.

Đối với những người đang mang thai, Bộ Y tế cũng yêu cầu nhân viên y tế cần hỏi rõ tuổi thai; giải thích nguy cơ/lợi ích, của tiêm vaccine phòng Covid-19 đối với phụ nữ đang mang thai ≥13 tuần vì lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Trong đó, người đang mang thai và đang cho con bú, chống chỉ định với vaccine COVID-19 Sputnik V.

Sau khi khám sàng lọc, những trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm chủng ngay. Đối với những trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn tiêm chủng thì sẽ trì hoãn tiêm. Những trường hợp có tiền sử phản vệ độ 3 với bất kỳ dị nguyên nào sẽ được chuyển tới cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.

Quy định sàng lọc trước tiêm vaccine Covid-19 mới: Bầu dưới 13t không tiêm  - Ảnh 3

Trường hợp đang mang thai ≥ 13 tuần sau khi được giải thích nguy cơ/lợi ích nếu đồng ý tiêm sẽ được chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Những người có chống chỉ định tiêm chủng sẽ không được tiêm.

 Bộ Y tế cũng nhấn mạnh, những nhân viên y tế khám sàng lọc cần phải được tập huấn chuyên môn về khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, cũng như cách thức xử lý phản vệ theo Thông tư 51/2017/TT-BYT của Bộ Y tế. 

Test nhanh giúp phát hiện Covid-19 có giá bao nhiêu? Xét nghiệm PCR phát hiện Covid-19 giá bao nhiêu? Bao lâu thì có kết quả? Người lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19 có thể làm thủ tục nhận tiền hỗ trợ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia Thuốc Remdesivir là gì? Thuốc kháng virus, sử dụng trong điều trị Covid-19
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp