Thuốc Remdesivir là một loại kháng sinh giúp kháng virus. Loại thuốc này đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt để sử dụng trong việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 từ tháng 10/2020.
Remdesivir có tác dụng trong việc kháng virus, giúp bệnh nhân giảm lượng virus nhanh và hiệu quả, được sản xuất bởi công ty công nghệ sinh học Gilead, Mỹ.
»Xem thêm: Covid-19: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh hiệu quả
Tại Mỹ, để một sản phẩm thuốc mới được phê duyệt và cho phép lưu hành phải có bằng chứng khoa học về tính hiệu quả cũng như chứng minh được sự an toàn khi bệnh nhân sử dụng.
Nói về điều này, bác sĩ Wynn Tran (Los Angeles, Hoa Kỳ) cho hay, IDSA đã khuyến cáo các bệnh viện nên sử dụng 1 trong những loại thuốc như Dexamethasone, ocilizumab, Remdesivir trong việc điều trị Covid-19. Sau đó, FDA đã xem xét và cuối cùng lựa chọn phê chuẩn sử dụng thuốc Remdesivir - là thuốc kháng virus đầu tiên để điều trị COVID-19.
Ở Mỹ, sau khi sử dụng Remdesivir để điều trị cho những bệnh nhân nhiễn Covid-19 nặng cho thấy, loại thuốc này có khả năng rút ngắn thời gian chữa trị từ 14 ngày xuống 11 ngày. Đồng thời còn giúp ngăn chặn quá trình nhân lên của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể và loại bỏ chúng khỏi đường thở.
Hơn nữa, ở những bệnh nhân diễn tiến nặng khi sử dụng thuốc Remdesivir này có sự phục hồi tốt hơn, cũng như làm giảm nguy cơ tử vong xuống khoảng 27% so với bệnh nhân không sử dụng.
Trước đó, các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại thuốc này trên những bệnh nhiễm virus Ebola. Kết quả khi ấy cho thấy, Remdesivir có hiệu quả lâm sàng nhưng còn hạn chế. Sau đó, các nhà khoa học lại tiếp tục nghiên cứu loại thuốc này trong các mô hình động vật đối với SARS-CoV và MERS-CoV.
Kết quả của các cuộc nghiên cứu cho thấy, thuốc này mang lại hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của virus có cơ chế gây bệnh tương tự như virus SARS-CoV-2 bao gồm Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng ở bệnh SARS và Hội chứng hô hấp Trung Đông ở dịch bệnh MERS.
Bên cạnh đó, tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân dùng Remdesivir giảm xuống còn khoảng 7% so với 12% ở nhóm bệnh nhân không dùng thuốc.
Trong đó, người đầu tiên thử nghiệm loại thuốc này là một người Mỹ. Người này sau thời gian cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess cập cảng ở Yokohama, Nhật Bản và về nước vào tháng 2/2020 đã tình nguyện tham gia thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm nghiên cứu đầu tiên về oại thuốc Remdesivir này được diễn ra tại Trung tâm Y tế Đại học Nebraska / Nebraska Medicine, Nhật Bản.
Đồng thời, ngày 27/4 DSMB - Ban giám sát an toàn và dữ liệu độc lập đã họp để xem xét , đánh giá về hiệu quả mà loại thuốc Remdesivir mang lại. Kết quả DSMB nhận định rằng, sau khi sử dụng thuốc trị covid Remdesivir, bệnh nhân mắc Covid-19 tiến triển tương đối tốt. Trong đó 1 số có thể xuất viện về nhà và hoạt động như bình thường, 1 số ở lại bệnh viện theo dõi tiếp nhưng đã không còn những triệu chứng nặng.
Sau những nghiên cứu và đánh giá này, đến ngày 1/5/2020, FDA (Mỹ) đã cho phép sử dụng Remdesivir trong việc điều trị những trường hợp nhiễm Covid-19 nặng. Đây cũng là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ nhằm đánh giá về một phương pháp điều trị thử nghiệm cho dịch bệnh Covid-19.
Liên quan đến loại thuốc này, chia sẻ với VnExpress trưa 3/8, thứ trưởng Bộ Y tế PGS Nguyễn Trường Sơn cho biết, thuốc Remdesivir đã và đang được đưa vào phác đồ điều trị Covid-19 và sử dụng rộng rãi ở 50 quốc gia như Mỹ, Australia, Singapore, Nhật Bản, Ấn Độ...
Ông Sơn cũng cho biết, hiện Bộ Y tế đang tiến hành xem xét để đưa và cấp phép sử dụng thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19 tại Việt Nam. Theo đó, thời gian qua - thông qua nguồn tặng cũng như viện trợ, ở một số cơ sở y tế tại Việt Nam cũng đã sử dụng Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19.
» Xem thêm: Mắc ung thư có nên tiêm vaccine Covid-19?
Cũng liên quan đến loại thuốc này, trong cuộc họp trực tuyến vào ngày 2/8, Cục trưởng Quản lý dược Vũ Tuấn Cường cho biết, một tập đoàn đã tặng Bộ Y tế 500.000 lọ thuốc remdesivir. Và đơn vị đang lấy những lọ thuốc này để tiến hành nghiên cứu, xem xét và đưa Remdesivir vào phác đồ điều trị nhằm giảm tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân nặng và trung bình khi mắc nCoV.
Ngoài thuốc Remdesivir, Cục trưởng Quản lý dược cũng cho biết, hiện Bộ y tế đang xem xét cấp phép cho một loại thuốc nữa là Favipiravir. Trong đó, thuốc Favipiravir cũng có cơ chế hoạt động tương tự Remdesivir đó là có khả năng ngăn chặn quá trình nhân lên của nCoV, đồng thời giúp loại bỏ virus khỏi đường thở.
Theo các nhà khoa học, thuốc Remdesivir là một tiền chất tương tự nucleotide, được sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch. Một đợt điều trị của loại thuốc này kéo dài trong vòng 10 ngày.
Mặc dù có những tác dụng nhất định trong việc hỗ trợ và điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, nhưng PGS Sơn khuyến cáo, người dân không nên tự ý sử dụng Remdesivir, bởi để dùng thuốc này phải được bác sĩ quyết định và chỉ định cho từng bệnh nhân. Thuốc Remdesivir hiện chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú.
Hiện thuốc Remdesivir - phiên bản Ấn Độ là Cipremi đang được nước này bán với giá chỉ 4.000 rupee tương đương 53,4 USD/ lọ 100 mg - khoảng 1.228.000 đồng.
Còn ở Mỹ - Hãng sản xuất Remdesivir là Gilead đã chốt giá thuốc này là 390 USD/lọ 100mg - tương đương 8.972.000 đồng.
Bình luận