Cầu toàn là gì? Dấu hiệu nào cho biết bạn là người cầu toàn?

Alice Pham Đăng lúc: Thứ sáu, 24/12/2021 07:32 (GMT +7)
Người có tính cầu toàn có thể khiến người khác bị ngột ngạt, khó chịu nhưng nếu cải thiện và thể hiện có chừng mực, thì đây là một đức tính rất tốt.

1. Cầu toàn là gì?

Cầu toàn là từ nói về tính cách của một con người, để chỉ những người luôn đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn trong cuộc sống đối với bản thân và mọi người xung quanh, những yêu cầu đó phải được hoàn thành một cách hoàn hảo từ những việc nhỏ nhất. Tùy theo sự linh động và yêu cầu của mỗi người, cầu toàn được chia thành 2 nhóm chính là:

  • Cầu toàn kiểu thường (Normal perfectionists): Đây là kiểu người thường đưa ra cho chính mình những tiêu chuẩn, nếu gặp khó khăn thì họ sẽ giảm tiêu chuẩn cho phù hợp với bản thân.
Cầu toàn để chỉ những người luôn đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn trong cuộc sống đối với bản thân và người khác
Cầu toàn để chỉ những người luôn đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn trong cuộc sống đối với bản thân và người khác
  • Cầu toàn theo kiểu rối loạn về tinh thần (Neurotic perfectionists): Với kiểu người này, họ sẽ không/ hiếm khi công nhận về những việc làm của mình. Những người này đa phần có tính cách cứng đầu, cứng nhắc và không bao giờ công nhận những thành tích của bản thân.

2. Cầu toàn có mang lại sự rắc rối?

Đối với những người cầu toàn theo kiểu thông thường thì những thành quả đã đạt được thường rất cao. Xét về mặt tốt, thì cầu toàn được xem là một đức tính tốt và thường được đòi hỏi trong nhiều ngành nghề nhàm đạt những thành tích cao trong công việc.

Tuy nhiên, đối với những đối tượng người cầu toàn theo kiểu rối loạn về tinh thần, đây lại được xem là một đức tính tiêu cực cần đặc biệt chú ý. Kiểu người này luôn luôn đánh giá thấp bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, họ còn có thể mắc thêm nhiều chứng bệnh về tâm lý khác do tính này ảnh hưởng như: trầm cảm, nghiện rượu bia, thuốc lá, bệnh tim mạch…

Người cầu toàn có thể mắc thêm nhiều chứng bệnh về tâm lý khác do tính này ảnh hưởng
Người cầu toàn có thể mắc thêm nhiều chứng bệnh về tâm lý khác do tính này ảnh hưởng

3. Dấu hiệu để nhận biết bạn là một người cầu toàn

  • Ám ảnh về mọi lỗi lầm của bản thân

Đối với những đối tượng khác, người cầu toàn luôn thường cảm thấy có lỗi đối với những lỗi lầm mà họ đã gây ra. Tuy nhiên khi gặp khó khăn thì người cầu toàn sẽ mặc nhiên không cần đến sự giúp đỡ của người khác để sửa chữa sai lầm của chính mình. Trong tâm trí của người cầu toàn, họ luôn ám ảnh và muốn giấu nhẹm đi những lỗi lầm đó. Chính bởi việc quá lo lắng về những sai lầm của bản thân khiến họ dễ bị mắc các chứng rối loạn về tâm trí và bị ám ảnh về tâm trí.

  • Tiêu chuẩn cao về bản thân mình

Một người cầu toàn luôn đưa ra những tiêu chuẩn hoàn hảo cho chính bản thân mình và bắt ép bản thân cần phải thực hiện theo những tiêu chuẩn đó một cách hoàn hảo nhất có thể. Chính vì thế, người cầu toàn thường chọn cách làm tất cả các phương án sau đó mới chọn ra phương án tối ưu nhất. Họ không quá quan tâm đến việc bản thân phải bỏ ra quá nhiều thời gian và công sức để hoàn thành, điều họ cần chính là kết quả.

Một người cầu toàn luôn đưa ra những tiêu chuẩn hoàn hảo cho chính bản thân mình và bắt ép bản thân cần phải thực hiện theo những tiêu chuẩn đó
Một người cầu toàn luôn đưa ra những tiêu chuẩn hoàn hảo cho chính bản thân mình và bắt ép bản thân cần phải thực hiện theo những tiêu chuẩn đó

Chính bởi điều này khiến họ dễ rơi vào tình trạng quá tải, bực dọc nếu như nhìn thấy người xung quanh làm việc hờ hợt. Chưa kể, nhiều người sẽ nhìn nhận họ là người quá quan trọng tiểu tiết và có xu hướng ngày càng xa lánh bạn để không bị càm ràm, đánh giá.

  • Ám ảnh với kỳ vọng của bố mẹ

Nổ lực hoàn toàn cho mọi chuyện trong cuộc sống là một đặc điểm nổi trội của người cầu toàn. Những nỗ lực này không chỉ nhằm đáp ứng được yêu cầu của bản thân mà còn bởi sự kỳ vọng từ bố mẹ của họ. Có thể từ nhỏ, họ đã quen với lối sống buộc phải đáp ứng được yêu cầu của cha mẹ thì họ mới nhận được sự công nhận xứng đáng hoặc nếu không thể đáp ứng thì sẽ bị người thân lên tiếng đánh giá, chỉ trích. Chính vì thế họ thường cố gắng hết mình để hòan thành mọi việc yêu cầu của bậc phụ huynh, từ đó vô tình tạo cho mình khái niệm mình sẽ phải đạt được yêu cầu của cha mẹ.

  • Khó tính trong công việc và đời sống

Người cầu toàn thường không chắc rằng công việc của mình đã hoàn thành một cách hoàn hảo, chính vì thế. họ có xu hướng rất khó chọn và đòi hỏi về những công việc mà họ đang làm. Trong cuộc sống, người cầu toàn thường rất muốn mọi thứ phải ngăn nắp gọn gàng theo ý mình, không muốn mọi thứ bừa bộn và lộn xộn. Chính vì thế, không ít trường hợp người cầu toàn luôn bị đánh giá là khó tính.

Người cầu toàn thường không chắc rằng công việc của mình đã hoàn thành một cách hoàn hảo
Người cầu toàn thường không chắc rằng công việc của mình đã hoàn thành một cách hoàn hảo

4. Làm thế nào để cân bằng tính cầu toàn?

Người có tính cầu toàn có thể khiến người khác bị ngột ngạt, khó chịu nhưng nếu cải thiện và thể hiện có chừng mực, thì đây là một đức tính rất tốt. Dưới đây là một số cách dành cho những ai muốn cân bằng tính cầu toàn của bản thân mình.

Nhận thức rõ về bản thân

Điều mấu chốt và quan trọng nhất chính là bạn phải nhận thức rõ mọi vấn đề khi cần thực hiện. Hãy suy nghĩ thật kỹ và tự hỏi nguồn gốc vấn đề là do đâu? Phải chăng do áp lực từ người thân khiến bạn phải không ngừng nỗ lực hay sợ bị người khác chê trách. 

Không đòi hỏi quá cao với bản thân

Người cầu toàn thường đặt mục tiêu cao cho mình, đôi khi quá xa vời, viễn vông. Nên nhớ, mọi hoàn cảnh và công việc khác nhau sẽ đòi hỏi sự đầu tư về công sức khác nhau. Vì thế, thay vì cố chấp đặt tiêu chuẩn khó thực hiện, hãy cố gắng làm hết sức mình trong phạm vi có thể. 

Mỗi lựa chọn của bạn hãy xem xét sao cho phù hợp với kế hoạch đặt ra.
Mỗi lựa chọn của bạn hãy xem xét sao cho phù hợp với kế hoạch đặt ra.

Xác định đúng mục tiêu

Mỗi lựa chọn của bạn hãy xem xét sao cho phù hợp với kế hoạch đặt ra. Nên xác định những kế hoạch ưu tiên và bố trí thời gian thích hợp cho từng hạng mục công việc. Bạn cũng có thể đề ra kế hoạch làm việc trong ngày hay trong tuần để hoàn thành tốt mục tiêu của mình.

Nghĩ thoáng đôi khi cũng mang lại kết quả không hề tệ như bạn nghĩ. Đừng vội nản chí sau mỗi lần thất bại vì chính thất bại sẽ giúp bạn trưởng thành và nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc và cuộc sống sau này.  

Cuối cùng, hãy thành thật với chính mình, rộng lượng và chấp nhận những thiếu sót nếu nó không thực sự quan trọng, bởi suy cho cùng, không ai là người hoàn hảo.

Sông là gì? Hồ là gì? Sự khác biệt giữa sông và hồ Chỉ cao 1m60 nhưng Ariana Grande vẫn trở thành biểu tượng thời trang, bí quyết là gì? Phong sát là gì? Lệnh phong sát là gì? Flex là gì? Flex là gì trên Facebook?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp