Cục Y tế dự phòng đang xem xét tiếp tục rút ngắn số ngày cách ly F1

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 04/03/2022 10:34 (GMT +7)
Số ca nhiễm tăng nghĩa là số người tiếp xúc gần với ca mắc (F1) cũng tăng lên nhanh chóng, nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn lao động khi cứ F1 là cách ly 5 ngày.

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hiên nay trên cả nước số ca nhiễm đang ngày càng tăng cao. Điều này đồng nghĩa với số người tiếp xúc gần với ca mắc - được gọi là F1 - cũng tăng lên nhanh chóng. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý lo ngại về nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn lao động khi cứ F1 là cách ly 5 ngày.

Về vấn đề này, Tuổi trẻ đưa tin, Phó trưởng bộ môn nhiễm Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch - ThS.BS Đỗ Cao Vân Anh - cho rằng hiện nay, định nghĩa F1, F0 không còn nhiều ý nghĩa khi số các ca nhiễm đang tăng cao, đặc biệt là sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

Cục Y tế dự phòng đang xem xét tiếp tục rút ngắn số ngày cách ly F1 - Ảnh Suckhoedoisong
Cục Y tế dự phòng đang xem xét tiếp tục rút ngắn số ngày cách ly F1 - Ảnh Suckhoedoisong

>>> Xem thêm: Chuyên viên huấn luyện tài chính chỉ cách trả sạch gần 7 tỷ trong 3 năm mà không cần làm "bán mạng"

Chính vì vậy, theo quan điểm của mình, BS Vân Anh đề xuất "Các định nghĩa F1, F0 này chỉ có ý nghĩa đối với những người điều tra dịch tễ như trung tâm kiểm soát bệnh tật, nhà quản lý sử dụng để truy vết, tìm kiếm chuỗi lây, thống kê số liệu… Đối với những người tiếp xúc với người nhiễm, nên cho phép họ theo dõi sức khỏe, sinh hoạt, lao động sản xuất bình thường, không cần phải cách ly, nếu có triệu chứng test nhanh cho kết quả dương tính mới điều trị".

Cũng theo BS Vân Anh, các F1 chỉ nên chú ý mang khẩu trang để nếu lỡ có mang virus trong người thì không thể lây cho người khác. Nếu có tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19, như sinh sống trong cùng một nhà, khu vực dịch tễ thì mới nên tiến hành cách ly. Bởi nếu cứ F1 mà cách ly 5 ngày như vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động, tốn kém thời gian, tiền bạc. 

Đồng quan điểm với BS Vân Anh, chủ tịch Hội Sinh học phân tử y khoa Việt Nam - TS Phạm Hùng Vân cho biết hiện tại tình hình nhiễm bệnh đã khác so với thời điểm trước đó, hơn nữ chúng ta có tỉ lệ phủ vắc xin cao, do vậy nếu mắc bệnh thì tỉ lệ tử vong và chuyển nặng cũng rất thấp. Chính vì thế, cần bỏ định nghĩa F0, F1 như hiện tại và "chúng ta nên coi bệnh COVID-19 như các bệnh truyền nhiễm thông thường khác. Khi nhiễm bệnh chỉ cần uống thuốc theo triệu chứng, nhập viện để điều trị nếu như chuyển nặng".

Về việc có cần phải thay đổi việc cách ly người tiếp xúc gần (F1) như quy định của Bộ Y tế hiện nay, một chuyên gia của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện cục này cũng đang nghiên cứu, tiếp thu ý kiến chuyên gia để thay đổi một số biện pháp phòng dịch với người có nguy cơ lây nhiễm, trong đó có việc tiếp tục rút ngắn hơn số ngày cách ly đối với F1.

Cục Y tế dự phòng đang xem xét tiếp tục rút ngắn số ngày cách ly F1 - Ảnh 2

Cũng theo vị chuyên gia này, với các F1 đã được Bộ Y tế quy định rõ, vì đã tiếp xúc với người có mầm bệnh nên tất nhiên sẽ có nguy cơ lây nhiễm. Do đó, việc theo dõi, cách ly là cần thiết.

Về vấn đề này ông Trần Đắc Phu, nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, việc theo dõi những trường hợp tiếp xúc gần hiện nay vẫn cần quy định các biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo không lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, có thể xem xét cách ly F1 sao cho hợp lý, phù hợp với tình trạng dịch bệnh hiện nay.

3 khoản tiền trợ cấp dành cho F0 cách ly điều trị tại nhà Bộ Y tế ban hành những tiêu chuẩn để dỡ bỏ cách ly với F0 điều trị tại nhà WHO đề xuất F0 không triệu chứng chỉ cách ly 7-10 ngày
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp