Khi thai nhi có dấu hiệu chậm phát triển, cơ thể mẹ sẽ có một số dấu hiệu nhỏ. Lúc này, mẹ cần lưu ý và tìm ra nguyên nhân của các dấu hiệu lạ trên cơ thể, đồng thời tìm cách khắc phục.
Thai nhi có nhu cầu được cung cấp canxi cao khi ở 20 tuần tuổi. Nếu mẹ bầu có biểu hiện chuột rút ở bắp chân, đó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang thiếu canxi, không cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung canxi định kỳ từ tuần thai thứ 13, đồng thời nên tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời.
Em bé trong bụng mẹ cử động thường xuyên chứng tỏ con đang rất khoẻ mạnh và được cung cấp đủ dinh dưỡng từ mẹ. Từ tuần 28, nếu phát hiện em bé lười vận động, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ nguồn thực phẩm đa dạng, lành mạnh để cung cấp năng lượng cho bé con trong bụng.
Cân nặng của mẹ bầu cũng liên hệ tới sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ cảm thấy cân nặng tăng chậm so với tuần thai, hãy kiểm tra ngay cân nặng của bản thân và thai nhi, xác định lượng dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho bé phát triển nhanh hơn. Mẹ bầu nên tăng khoảng 11-15kg trong suốt thai kỳ.
Thai nhi phát triển dần khiến kích thước tử cung của mẹ bầu cũng tăng lên. Nếu thai nhi phát triển không tốt, kích thước tử cung sẽ không thay đổi nhiều. Điều này cho thấy mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Mẹ bầu thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của thai nhi, đồng thời lên cơ thể của thai phụ. Thai chậm phát triển làm tăng các nguy cơ khiến thai chết lưu, hoặc để lại di chứng sau khi sinh ra ở trẻ.
Nếu thai nhi chậm phát triển, em bé sau khi sinh có thể bị nhẹ cân, không đạt được chiều cao bình thường. Bé hô hấp khó khăn, không thể bú sữa bình thường như các em bé khác. Hệ miễn dịch và đề kháng trong cơ thể yếu làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, lây bệnh. Bên cạnh đó, trẻ có nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh như tăng động, vụng về, não bộ phát triển chậm, tập trung kém.
Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, mẹ bầu cần lưu ý ăn đủ 5 nhóm thực phẩm, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và bé như vitamin, khoáng chất, Acid folic, sắt, canxi, vitamin D. Đồng thời, hạn chế thực phẩm không lành mạnh, các chất kích thích. Tăng cường tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể tăng sức đề kháng. Nếu nghi ngờ thai nhi phát triển chậm, hãy tới ngay bệnh viện phụ sản để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Bình luận