Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt: Cách gọi nào đúng?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ sáu, 17/09/2021 21:33 (GMT +7)
Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay sơ qua để loại bỏ vỏ trấu và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài, chứ không được xát bỏ.
Hashtag #Kiến thức cần biết #NEWS #Nóng trên MXH

1. Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt, cách gọi nào đúng?

Gạo lứt còn có tên gọi khác là gạo lức, gạo rằn hoặc gạo lật. Nguyên  nhân của sự khác biệt trong tên gọi đó là vùng miền. Trong đó, ở miền Bắc gọi là gạo lứt còn người miền Nam gọi là gạo lức.

Còn cách gọi gạo nứt không được xem là tên gọi chính xác của loại gạo nhiều bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe này.

Trong từ điển tiếng Việt, gạo lứt được xem là cách viết chính thống nhất.

Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt: Cách gọi nào đúng? - Ảnh 1

2. Thành phần và giá trị dinh dưỡng có trong gạo lứt

Gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người. Thành phần chính của gạo lứt gồm: Tinh bột, chất xơ, chất béo cùng rất nhiều các vitamin như B1, B2, B3, B6. Bên cạnh đó, trong loại gạo nguyên cám này còn có axit pantothenic, axit folic cùng với đó là các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như sắt, canxi, natri, magie, kali...

Trong gạo trắng sau khi xay, giã thường giá trị dinh dưỡng sẽ bị mất đi một lượng đáng kể, cụ thể là mất gần hết chất xơ, vitamin B3 mất đi 23%, hàm lượng vitamin B1 cũng mất đi 20%, vitamin B6 giảm đi 10%... Nhưng đối với gạo lứt thì các vitamin và dưỡng chất vẫn được giữ nguyên.

Đó chính là nguyên nhân loại gạo này rất tốt cho sức khỏe vì nó đem lại cho người dùng nhiều dưỡng chất, cung cấp những chất dinh dưỡng thiết giúp chúng ta tăng cường sức đề kháng. Đồng thời lại làm giảm cholesterol, chống oxy hóa tốt, ngăn ngừa cũng như hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng chống căn bệnh ung thư...

Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt: Cách gọi nào đúng? - Ảnh 2

3. Các loại gạo lứt phổ biến 

3.1. Gạo lứt tẻ

Gạo lứt tẻ còn được gọi bằng tên khác là gạo lứt trắng, chính là để chỉ loại gạo sau khi xay chỉ bỏ phần vỏ trấu và lớp cám bên trong vẫn được giữ lại. Đây là loại gạo được sử dụng phổ biến để nấu cơm. Gạo lứt tẻ khi nấu thành cơm sẽ không nở như khi chúng ta nấu gạo trắng và khi ăn sẽ cảm thấy hơi ráp.

Bên cạnh đó, gạo lứt tẻ còn được người ta sử dụng làm nguyên liệu chính để chế biến thành những món ăn khác như bún gạo lứt, cơm cốm, xôi để ăn kèm với vừng hoặc làm cơm gạo lứt cuộn với rong biển.

3.2. Gạo lứt nếp

Gạo lứt nếp là chỉ những sản phẩm gạo nếp say khi xay vẫn còn nguyên cám. Loại gạo này thường được sử dụng chính là để nấu rượu nếp cái.

3.3. Gạo lứt đỏ

Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt: Cách gọi nào đúng? - Ảnh 3

Gạo lứt đỏ là một giống gạo lứt có màu hồng đậm, thường được sản xuất hữu cơ, không dùng bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào. Gạo lứt đỏ có đặc điểm là xay xát xong phần trấu của nó sẽ được bảo quản ngay túi đựng thực phẩm trong môi trường chân không thông qua máy hút chân không.

Sản phẩm này là sự lựa chọn tối ưu dành cho những người ăn chay hoặc muốn giảm cân, người cao tuổi, người muốn làm đẹp, trẻ em hoặc người cần tăng sức đề kháng, thậm chí rất tốt cho những người mắc các loại bệnh về tim mạch, huyết áp....

3.4. Gạo lứt đen

Gạo đen còn được gọi là gạo cẩm được ví như "siêu thực phẩm". Nguyên nhân là do giá trị dinh dưỡng có trong loại gạo này rất cao. Gạo lứt đen là loại gạo hạt nguyên cám màu đen sau khi xay, hàm lượng đường thấp nhưng cung cấp cho cơ thể rất nhiều chất xơ cùng những chất dinh dưỡng khác như carbohydrate, protein, sắt... rất tốt cho sức khỏe.

Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt: Cách gọi nào đúng? - Ảnh 4

4. Ăn gạo lứt nhiều có béo không?

Các chuyên gia về sức khỏe cho biết, công dụng lớn nhất của gạo lứt đó là hỗ trợ giảm cân vô cùng hiệu quả. Theo đó, khi sử dụng gạo lứt, người dùng sẽ no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, từ đó sẽ giúp giảm bớt calo từ những bữa ăn vặt trong ngày. Ngoài ra, sử dụng gạo lứt còn làm giảm cholesterol, giảm huyết áp, có lợi cho tim mạch....

Hơn nữa nhờ hàm lượng chất xơ cao trong gạo lứt cũng mang lại nhiều lợi ích cho những người đang mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa có trong gạo lứt rất cao nên có thể ngăn ngừa các tác động xấu của việc lão hóa, giúp chị em trẻ lâu hơn.

Gạo lứt, gạo lức hay gạo nứt: Cách gọi nào đúng? - Ảnh 5

Hơn nữa, gạo lứt còn giúp người dùng có được hệ tiêu hóa tốt, tăng cường sức đề kháng, ngừa bệnh ung thư, hỗ trợ rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh Alzheimer, tốt cho xương, giảm mất ngủ, ngăn ngừa trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

5. Giá gạo lứt bao nhiêu, cách chọn thế nào?

5.1. Giá gạo lứt

Nếu muốn mua gạo lứt, bạn có thể tới các cửa hàng chuyên bán gạo, hoặc các siêu thị lớn trên toàn quốc. 

Giá của loại gạo lứt này sẽ phụ thuộc vào từng màu sắc của gạo, trong đó 1kg gạo lứt sẽ có giá dao động trung bình từ 25.000 - 45.000 đồng.

5.2. Cách chọn mua gạo lứt ngon

Muốn mua gạo lứt bạn nên dựa trên sở thích của mình để lựa chọn. Trong đó khi mua bạn cần chú ý tới độ sáng bóng của gạo, nên sờ xem gạo có lớp ngoài hơi thô ráp hay không, lớp cám bên ngoài có không...

Nên chọn loại gạo lứt còn nguyên hạt, có mùi thơm rất đặc trưng của gạo mới, để tránh mua phải loại đã để lâu, ẩm mốc vì như vậy gạo đã bị mất đi khá nhiều chất dinh dưỡng.

Calo là gì? Calo In - Calo Out là gì? Ăn gì ít Calo?
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp

News feed

Recommend