Học nhanh cách làm bánh tro đơn giản cho ngày Tết Đoan Ngọ

Huyền Nguyễn Đăng lúc: Chủ nhật, 13/06/2021 13:30 (GMT +7)
Bánh tro hay bánh gio là món bánh không thể thiểu dịp Tết Đoan ngọ. Hãy tham khảo ngay cách làm bánh tro đơn giản để tự làm bánh đãi cả nhà ngày 5/5 nhé.
Hashtag #Mẹo nấu ăn #Công thức nấu ăn #Mẹo nấu ăn thông minh #Tết Đoan ngọ #Công thức làm bánh #LIFESTYLE #Ăn sung uống sướng

Bánh tro hay còn được gọi là bánh gio, bánh ú. Đây là món ăn thường xuất hiện trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch. Nhờ vị thanh mát kết hợp cùng mật mía ngọt lịm, bánh tro mang đến hương vị hấp dẫn, khó quên. Với công thức đơn giản, không cầu kỳ, bạn sẽ dễ dàng chiêu đãi cả nhà bằng món bánh tro trong dịp Tết Đoan Ngọ sắp đến. 

Bánh tro là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.
Bánh tro là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ.

1. Nguyên liệu

- Gạo nếp: 1kg

- Bột làm nước tro tàu: 30gr

- Nước: 5 lít

- Muối: 8gr

- Đường

- Nước mía nguyên chất

- Lá gói bánh (có thể dùng lá chuối, lá dong hoặc lá tre)

- Lạt buộc bánh

2. Cách làm

Bước 1: Ngâm gạo

Gạo được chọn phải là gạo nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy và thơm.
Gạo được chọn phải là gạo nếp cái hoa vàng, hạt tròn, mẩy và thơm.

- Gạo nếp vo sạch, ngâm trong nước 5-6 tiếng, có thể cho thêm một chút muối vào nước ngâm gạo. 

- Sau đó, đổ nước đi và vo sạch lại một lần nữa. 

- Pha 30gr bột tro cùng 1,5 lít nước và hòa tan, ngâm gạo 20-22 tiếng rồi rửa sạch, để ráo nước.

Bước 2: Gói bánh

Gói bánh bằng lá tre, lá dong hoặc lá chuối.
Gói bánh bằng lá tre, lá dong hoặc lá chuối.

- Rửa sạch lá gói bánh và chần qua nước sôi rồi lau khô hoặc để khô tự nhiên. 

- Xếp chồng 2 lá tre vào nhau, cuốn đầu lá thành hình phễu. 

- Tùy theo sở thích gói bánh tro to hay nhỏ mà bạn cho lượng gạo tương đương vào phễu lá đã chuẩn bị. Dùng thìa ấn nhẹ để phần gạo nếp được nén chặt. 

- Cuối cùng, gập hết phần góc còn lại của lá cho kín và dùng lại buộc lại. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết phần gạo đã chuẩn bị. 

Bước 3: Luộc bánh

Bánh được luộc từ 1,5-2,5 tiếng tùy theo số lượng bánh.
Bánh được luộc từ 1,5-2,5 tiếng tùy theo số lượng bánh.

- Xếp bánh đã gói vào nước tro ngâm gạo (có thể cho thêm nước thường nếu lượng nước không đủ) sao cho bánh chìm hoàn toàn trong nước. 

- Bắt đầu luộc trong khoảng thời gian 1,5 - 2,5 tiếng. 

- Sau khi bánh chín, vớt bánh ra rồi xả dưới vòi nước cho mau nguội cũng như làm sạch bề mặt ngoài của bánh. 

Bước 4: Làm mật mía

Có thể làm mật mía bằng nước mía nguyên chất hoặc sử dụng đường trắng đều được.
Có thể làm mật mía bằng nước mía nguyên chất hoặc sử dụng đường trắng đều được.

- Để làm mật mía ngon, bạn nên sử dụng nước mía nguyên chất. Đổ nước mía vào nồi, để nhỏ lửa và đun sôi, hớt bở lớp bọt phía trên. Tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi nước mía cô đọng, có màu nâu trong và sền sệt là được. 

- Nếu không có nước mía, bạn có thể sử dụng đường trắng. Cho một lượng đường trắng vừa đủ vào chảo và đun nhỏ lửa đến khi đường tan hoàn toàn, có màu cánh gián và quánh lại.

Món bánh tro nhân ngọt.
Món bánh tro nhân ngọt.
Món bánh tro nhân mặn.
Món bánh tro nhân mặn.

Món bánh tro dẻo thơm, chấm cùng mật mía ngọt thanh, rất thích hợp dùng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể làm món bánh tro nhân ngọt với đậu xanh sên đường hoặc bánh tro nhân mặn với nhân thịt mỡ, trứng muối. Sắp đến ngày 5/5 Âm lịch rồi, vào bếp và trổ tài làm món bánh tro thanh mát cho cả gia đình nhé với công thức siêu đơn giản từ 2 Đẹp nhé! Chúc các bạn thành công.

Bánh tro có màu hổ phách rất đẹp mắt.
Bánh tro có màu hổ phách rất đẹp mắt.
Cách làm bánh bông lan sữa chua mềm ẩm thơm ngon hơn cả tiệm Cách làm bánh tằm bì ngon, dai mềm chuẩn vị miền Tây tại nhà Cách làm bánh bí đỏ dẻo, bùi, ăn hoài không ngán để đãi cả nhà
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp