Định nghĩa mới về F1 của Bộ Y tế: Những người ôm, hôn, tiếp xúc cơ thể với F0 mới được xem là F1

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 30/12/2021 10:20 (GMT +7)
Theo quy định mới, người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể) với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 mới là F1.
Hashtag #COVID-19 #NEWS #Nóng trên MXH

Cụ thể, Zing đưa tin, theo Công văn số 11042/BYT-DP do ông Nguyễn Trường Sơn Thứ trưởng Bộ Y tế ký, về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19, đã định nghĩa F1 khác với giai đoạn trước đây và có sự thu hẹp hơn.

Theo định nghĩa mới, trường hợp được xác định là F1 nếu thuộc một trong 4 trường hợp cụ thể như sau:

- Những người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 như ôm hôn, bắt tay, tiếp xúc trực tiếp dưới da, cơ thể...

Quy định mới của Bộ Y tế: Những người ôm, hôn, tiếp xúc cơ thể với F0 mới được xem là F1 - Ảnh minh họa
Quy định mới của Bộ Y tế: Những người ôm, hôn, tiếp xúc cơ thể với F0 mới được xem là F1 - Ảnh minh họa

>>> Xem thêm: Chính sách có hiệu lực từ 1/2022: Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH, xả nhiều rác phải trả nhiều tiền

- Người đeo khẩu trang nhưng có tiếp xúc, giao tiếp với F0 đang trong thời kỳ lây truyền trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút.

- Người tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0 mà không đeo khẩu trang.

- Người không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE) mà chăm sóc trực tiếp, khám và điều trị ca bệnh xác định F0 khi đang trong thời kỳ lây truyền của F0.

Trong đó, đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính. Với ca bệnh có triệu chứng, thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định (F0) được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT>30. 

Nếu F1 có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng như sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; giảm hoặc mất khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp thì theo quy định sẽ trở thành ca bệnh nghi ngờ.

Lúc này, người nghi ngờ cần được làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên hoặc rRT-PCR để xác định tình trạng cụ thể xem có dương tính hay không.

Điều trị tại nhà F0 cần làm gì để được hưởng chế độ ốm đau? Trẻ em Hà Nội là F0 điều trị tại nhà cần sử dụng thuốc như thế nào? 3 thủ tục cần làm để F0 điều trị tại nhà được hưởng chế độ ốm đau của bảo hiểm
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp