Nội dung chính
Từ trước đến nay, cư dân mạng thường bắt gặp vô số khái niệm đi kèm với "trap" như: Trap anime, trap boy, trap girl, trap music... Thực tế, Trap là một từ thuật ngữ đa nghĩa, tùy vào khía cạnh và ngữ cảnh khác nhau mà cụm từ này lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Vậy Trap có nghĩa là gì?
"Trap" là danh từ tiếng Anh có nghĩa là "cái bẫy", động từ có nghĩa là bẫy ai đó, bẫy cái gì đó... Tuy nhiên, thời gian gần đây, cộng đồng mạng, nhất là giới trẻ lại sử dụng những cụm từ trên cho mục đích sâu xa khác. Khi "Trap" có nghĩa là "bẫy tình" ám chỉ những lời nói cám dỗ, ngọt ngào, những lời hứa hẹn có cánh khiến đối phương phải mê muội. Xuất phát từ ý nghĩa đó, các danh từ như "trap boy","trap girl" ra đời.
Trước đây, Trap Boy là được dùng để chỉ những chàng trai có ngoại hình rất nữ tính từ đầu đến chân. Người này sẽ mang vẻ đẹp của một mỹ nhân với đường nét khuôn mặt thanh tú, vóc dáng gợi cảm dù mang giới tình nam, hoặc có tài giả nữ quá giống khiến người xem bị nhầm lẫn.
Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa gen Z thì Trap Boy còn để chỉ những chàng trai chuyên đi lừa tình khiến các cô gái phải đau khổ. Thông thường, những anh chàng này sẽ có ngoại hình điển trai, hào hoa, có lời ăn tiếng nói ngọt như mật ong để dễ dàng lừa tình đối phương.
Tương tự như Trap boy, danh từ Trap girl trước dây đề cập đến những cô nàng tomboy có tính cách mạnh mẽ, nam tính như một chàng trai thực thụ. Các cô gái thường ăn mặc và hành động như đàn ông, dễ khiến người khác bị nhầm lẫn.
Ngày nay, hiểu theo nghĩa gen Z, "Trap girl" còn để ám chỉ những cô gái tỏ vẻ hiền lành ngây thơ trong tình yêu, họ "thả thính" nhiều "anh trai mưa" nhưng khi đạt được mục đích thì thẳng thừng trở mặt, làm tổn thương rồi nhanh chóng theo chân đối tượng khác chỉ trong một thời gian ngắn.
Nói nôm na, các danh từ "trap boy","trap girl" ngày này thưởng để chỉ những gã đàn ông, cô gái chuyên đặt "bẫy tình" để lừa dối người khác. Điểm chung của họ là dùng những lời nói ngon ngọt và cử chỉ lịch sự, ve vãn để che đậy mục đích, toan tính bên trong. Sau khi "con mồi" bị chìm đắm trong những ảo mộng về tình yêu, họ sẽ chơi trò "lật mặt" khiến kẻ lụy tình đau khổ. Những đối tượng này thường xuyên xuất hiện trong các drama tình ái trên MXH và đều là những nhân vật bị ghét, tẩy chay dữ dội.
Trong văn hóa Anime/Manga, Trap còn được hiểu là phong cách ăn mặc phi giới tính. Điển hình khi nói về một chàng trai có phong cách giống nữ giới, hay những cô nàng tomboy có phong cách ăn mặc giống nam giới. Hình tượng này dễ gặp nhất trong các lễ hội cosplay, khi mà người tham gia có thể hóa trang giả trai hoặc ngược lại.
Thông thường những nhân vật trap này sẽ xuất hiện trong các tình huống đặc biệt khiến người đọc/người xem không khỏi háo hức về "vẻ đẹp phi giới tính" của họ . Đáng chú ý, trong Anime/Manga, trap dùng để chỉ về cá tính nhân vật nhiều hơn là về giới tính của những người này.
>> Xem thêm: "Trap boy, trap girl" là gì mà gây bão cộng đồng mạng đến thế?
Đối với các nhân vật trap nam, họ thường có ngoại hình giống nữ nhi từ vóc dáng, khuôn mặt, trang phục, trang điểm cho đến các hành động thể hiện sự tao nhã, e ấp. Với các nhân vật trap nữ thì ngược lại, họ là những cô gái theo phong cách tomboy mạnh mẽ qua phong cách ăn mặc và thần thái.
Saika Totsuka (Oregairu)
Saika Totsuka là nhân vật trap nam điển hình khiến fan hâm mộ bộ truyện Oregairu không khỏi thích thú. Dù không ăn vận theo phong cách nữ giới, không tạo dáng gợi cảm hay khoe hình thể mướt mắt như nhiều nhân vật trap nam khác, nhưng Saiki lại toát lên vẻ đẹp tao nhã nhờ đôi mắt cười và khuôn mặt thanh thoát, trong sáng khiến ai nấy đều thổn thức. Chính thần thái này của Saika đã khiến nam chính Oregairu nhiều lần phải gục ngã.
Trap Ruka Urushibara (Steins Gate)
Ruka Urushibara cũng là một trong những nhân vật đình đám nhất khiến người đọc không thể không chú ý. Dù sinh ra là nam giới, nhưng ở Ruka lại mang dáng dấp của một nữ nhi điệu đà, nữ tính có những cử chỉ điềm đạm.
Hideyoshi Kinoshita (Baka to test to shoukanjuu)
Nhắc đến Hideyoshi Kinoshita, dân ghiền truyện lại nhớ đến một tượng đài của thế giới anime/manga, khi giới tính của nhân vật này cho đến nay vẫn là một ẩn số. Trong truyện, Hideyoshi Kinoshita sở hữu cả phòng tắm và nhà vệ sinh riêng bởi không biết mình nên vào WC nam hay nữ. Là một nam nhi nhưng so với chị gái Yuuko, trông Hideyoshi lại có vẻ nữ tính hơn nhiều.
Khác với anime hay MXH, trong lĩnh vực âm nhạc, trap dùng để chỉ một thể loại nhạc EDM. EDM là dòng nhạc điện tử mới mẻ và ngày càng quen thuộc với giới trẻ, thể loại này đặc trưng bởi nhịp trống điện tử sôi động, kết hợp với các hiệu ứng âm thanh hấp dẫn. Ngay từ khi được phổ biến, trap music đã thu hút được đông đảo sự yêu thích của giới trẻ trên toàn thế giới, đặc biệt là những người ưa sự cá tính nhờ các chiều sâu cảm xúc mãnh liệt.
Trap là thể loại nhạc hip hop có nguồn gốc từ miền Nam nước Mỹ vào cuối những năm 1990. Ấn tượng ở thể loại nhạc này phải kể đến nhịp trống điện tử 808 kết hợp giai điệu gây nghiện. Các âm nhạc trap music được biến thể từ âm bass với các nhịp nhanh chậm rất ảo diệu khiến người nghe quay cuồng trong âm nhạc. Trap là sự kết hợp của hip hop, dubstep và dub. EDM, chính vì thế nó thường được sử dụng tại các bữa tiệc party như là kiểu tăng cảm hứng cho người tham gia.
Càng về sau, trap dần tạo được phổ biến và ngày càng khẳng định vị thế trong nền nhạc với hàng loạt bản hit được tạo ra từ trap music. Dần dần, thể loại nhạc này len lỏi vào các bảng xếp hạng âm nhạc lớn nhỏ trên thế giới, thậm chí còn sánh ngang với các ca khúc vocal, các bản rock, pop, R&B,... hay dòng nhạc truyền thống vốn luôn thống trị các bảng xếp hạng quốc tế từ trước đến nay.
Hiện nay có thể đếm không xuể các nghệ sĩ đình đám gắn liền với dòng nhạc trap mới mẻ này như Yellow Claw, Baauer, Gucci Mane, Bro Safari, Flosstradamus, Rick ross, Yoga Tip... Đặc biệt, Hoàng tử EDM - Marshmello là một trong số ít nghệ sĩ rất thành công với dòng nhạc trap. Khán giả quen thuộc với chàng nghệ sĩ gắn liền với hộp mặt nạ đeo trên mặt gây không ít sóng gió trong làng nhạc điện tử thế giới lẫn Việt Nam.
Không chỉ bùng nổ ở US-UK, trap music còn rất hưng thịnh tại thị trường Hàn Quốc vào khoảng năm 2014 trở đi. Còn nhớ tượng đài Kpop - Big Bang từng mang đến cho người hâm mộ toàn cầu loạt bản siêu hit thành công khi kết hợp với dòng nhạc Trap này, điển hình là siêu phẩm "Bang bang bang".
Cho đến nay, nhạc trap đã và đang phát triển rất mạnh trên thị trường âm nhạc, cạnh tranh mạnh mẽ với các dòng nhạc truyền thống. Một số bản nhạc trap thành công và được công nhận trên toàn thế giới có thể kể đến như Despacito (Muffin Remix feat. Justin Bieber), Where are U now (Feat.Justin Bieber), Alive (Tascione Remix), Faded (Osias Trap Remix), Fetty Wap - Trap Queen (Crankdat Remix), You Don’t Own Me (Candyland Remix feat G-Eazy)...
Bình luận