Theo các chuyên gia Bệnh viện K, người bệnh ung thư thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị là do ảnh hưởng của các loại thuốc hóa trị. Cũng như các khối u, nang lông là cấu trúc hoạt động với các tế bào thường xuyên phân chia để tạo ra tóc và kích thích tóc phát triển.
Tuy nhiên, các loại thuốc hóa trị ung thư lại không thể phân biệt được các tế bào lành hay tế bào ung thư vì vậy mà nó đã tác động tới tất cả các tế bào đang phân chia. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các bệnh nhân ung thư thường bị rụng tóc trong quá trình điều trị.
Thông thường, người bị ung thư sẽ rụng tóc sau khoảng 2 tuần từ khi bắt đầu điều trị. Quá trình rụng tóc sẽ xảy ra từ từ, có thể rụng toàn bộ hoặc thành từng mảng. Ngoài các tế bào tóc thì thời điểm này các tế bào da và niêm mạc cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mức độ rụng sẽ thay đổi tùy theo loại thuốc và cơ thể của mỗi người nên sẽ có người ít bị rụng tóc hơn người khác.
Các bác sĩ nhận định rằng những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc trong quá trình điều trị không nên quá lo lắng. Bởi chỉ từ 1 – 3 tháng sau khi điều trị kết thúc thì tóc sẽ mọc lại, chỉ thay đổi về màu, cấu trúc như có thể xoăn hơn hoặc mỏng đi tùy từng người. Nhưng tình trạng trên vẫn chỉ là tạm thời, vì sau khoảng từ 6 tháng đến 1 năm, tóc sẽ mọc trở lại như bình thường.
Làm gì khi rụng tóc?
Rụng tóc đã trở thành nỗi ám ảnh với nhiều người bệnh ung thư, nhất là các chị em phụ nữ. Vì tóc có vai trò rất quan trọng trong đời sống và giao tiếp, nó mang đến sự tự tin, thẩm mỹ của nhiều người.
Vì vậy, trong trường hợp bị rụng tóc do điều trị, các bệnh nhân nên làm những việc sau:
Bình luận