Vì ấu tẩu là một loại củ chứa chất độc, thế nên nếu không được làm tỉ mỉ và cẩn thận thì rất có thể gây ra ngộ độc, đặc biệt là chết người. Khi nấu món cháo này, người đầu bếp thường phải nấu từ 12 đến 13 tiếng để khử độc tố trong củ ấu tẩu.
Ngoài gạo và củ ấu tẩu, người ta sẽ thêm chân giò, gia vị… vào nấu cùng. Khi ăn, bạn có thể đánh thêm trứng sống và đổ vào lúc cháo còn nóng và ăn kèm măng cùi muối chua để cháo ấu tẩu hấp dẫn hơn. Mặc dù cháo ấu tẩu có vị hơi đắng ở cuống họng, thế nhưng khi đã ăn quen, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi béo, hấp dẫn của món ăn đặc biệt này.
>>> xem thêm: Đến Hà Giang thưởng thức món cháo ấu tẩu "độc mà lạ miệng"
Bánh chưng gù là một đặc sản của người Dao Đỏ ở Hà Giang. Nguyên liệu để chế biến món này thường là gạo nếp nương, thịt lợn đen và đỗ xanh hạt nhỏ. Để bánh xanh và có mùi thơm đặc trưng, người ta sẽ dùng nước lá riềng xay để ngâm gạo.
Không được gói thành hình vuông như bánh chưng bình thường, bánh chưng gù có kích thước khá nhỏ, chỉ vừa lòng bàn tay. Đối với người Dao, chiếc bánh có hình dáng tựa như một người phụ nữ đang đeo gùi trên lưng và đang cúi xuống trồng ngô trồng lúa trên nương rẫy. Vì thế người ta đã đặt tên “bánh chưng gù” như một cách ca ngợi sự chăm chỉ của con người nơi đây.
Thắng dền được chế biến bằng cách mang bột nếp đi nhào và nặn thành các viên tròn, nhỏ. Sau đó mang đi luộc chín và ăn kèm nước dùng. Bên cạnh bánh thắng dền chay, người ta còn sử dụng nhân đậu đỏ, đậu xanh, vừng hoặc dừa nạo…
Tuỳ vào bí quyết mà mỗi người nấu lại có một cách nấu nước dùng khác nhau. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo có đủ các nguyên liệu như nước đường, gừng tươi, nước dừa, vừng rang, đậu phộng rang… Ngoài màu trắng, người ta còn sử dụng lá cẩm, lá nếp… để nặn thành những màu sắc khác nhau.
>>> xem thêm: Thắng dền, món bánh dung dị vùng cao nức lòng thực khách
Vào dịp cuối năm, Hà Giang như được khoác lên một chiếc áo hồng nhạt làm từ hoa tam giác mạch. Không chỉ được yêu thích nhờ vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, hạt của hoa tam giác mạch còn được người dân nơi đây chế biến thành món bánh tam giác mạch hấp dẫn.
Hạt của hoa tam giác mạch được chọn lựa kĩ rồi mới mang đi phơi nắng và xay thành dạng bột mịn. Sau đó, người ta mang đi pha với nước, tạo thành hỗn hợp bột dẻo và nặn hình tròn dẹt. Bánh được hấp chín rồi nướng trên than hồng. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt thơm, bùi bùi lạ miệng.
>>> xem thêm: Bánh tam giác mạch, món bánh mềm xốp gắn liền với loài hoa nổi tiếng của cao nguyên đá Hà Giang
Phở Tráng Kìm là một đặc sản nổi tiếng của bản Tráng Kìm, Quyết Tiến, Quảng Bạ. Đây là một bản nhỏ nằm cạnh sông Lô và cũng là nơi duy nhất bán món phở đặc biệt này. Sợi phở để làm món phở này được làm thủ công bằng cách mang gạo đi xay rồi tráng thành những miếng mỏng rồi phơi một lúc cho se lại rồi mới đem ra chế biến. Cũng bởi thế mà sợi phở Tráng Kìm dai hơn sợi phở thông thường.
Đặc biệt, món phở Tráng Kìm thường ăn với thịt gà núi nên thịt vừa chắc vừa ngọt thơm. Dù cũng sử dụng các nguyên liệu như thảo quả, quế, gừng, hồi… thế nhưng nhờ có thêm gia vị đặc trưng của người địa phương nên nước dùng ở đây khá ngậy mà không ngấy.
>>> xem thêm: Phở Tráng Kìm, món ngon khó cưỡng khi ghé thăm cao nguyên đá Hà Giang
Trong tiếng Mông, thắng cố có nghĩa là canh thịt và được nấu từ nhiều loại thịt khác nhau như trâu, ngựa, bò, heo. Món ăn này sử dụng hầu hết các bộ phận như thịt, xương, tim, dạ dày, phổi, gan, tiết…
Cách chế biến món thắng cố cũng khá đơn giản, chỉ cần mang các nguyên liệu đi ninh nhừ cùng hạt dổi, quế, sả, hồi… là được. Khi mới ăn, nhiều người sẽ “thấy sợ” vì thắng cố có mùi ngai ngái và ngậy. Tuy nhiên khi đã quen hơn, đây chắc chắn là một món đặc sản dễ nghiện ở Hà Giang.
Bình luận