Ngày Thất tịch 7/7 là gì? Vì sao trong ngày Thất tịch các bạn trẻ đua nhau ăn đậu đỏ?

Thanh Lê Đăng lúc: Thứ năm, 04/08/2022 10:38 (GMT +7)
Không chỉ chè đầu đỏ, vào ngày Thất tịch, các món ăn khác từ đậu đỏ cũng được các bạn trẻ, nhất là người độc thân, hưởng ứng nhiệt liệt.
Hashtag #Kiến thức cần biết #Lễ Thất Tịch #NEWS #Nóng trên MXH

1. Ngày Thất tịch là gì?

Theo văn hóa phương Đông, ngày Thất tịch được xem là ngày Ngưu lang Chức nữ gặp nhau. Với người phương Tây, họ xem ngày này là ngày lễ tình yêu của người phương Đông. Hằng năm, ngày này được tổ chức vào mồng 7/7 Âm lịch. Năm 2021, ngày Thất tịch sẽ diễn ra vào thứ Bảy ngày 14/8 Dương lịch. 

2. Nguồn gốc của ngày Thất tịch và ý nghĩa của ngày này

Dựa trên câu truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ từ thời nhà Hán của Trung Quốc mà ngày Thất tịch ra đời. Theo tương truyền, một anh chàng chăn trâu tên Ngưu Lang nhà nghèo nhưng làm việc rất chăm chỉ, lương thiện, do đó đã được nàng tiên dệt vải Chức Nữ yêu thương. Nhưng đây lại là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, người chuyên dệt những đám mây ngũ sắc trên trời.

Lễ Thất Tịch tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm.
Lễ Thất Tịch tổ chức vào ngày 7 tháng 7 âm lịch hằng năm.

Sau khi về chung một nhà, cả hai đã có khoảng thời gian vô cùng hạnh phúc và có với nhau 1 trai 1 gái. Nhưng đến 1 ngày theo lệnh của Ngọc Đế, nàng Chức Nữ phải trở về thiên đình. Ngưu Lang rất yêu vợ nên đã mải miết đuổi theo, nhưng khi đến con sông Thiên Hà, ranh giới giữa cõi phàm và tiên thì bị chặn lại. Dù vậy, chàng Ngưu Lang si tình vẫn nhất định ngồi đó chờ vợ.

Cũng từ đó ở sông Thiên Hà có thêm một vì sao được gọi là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu cảm thương sự chân tình của Ngưu Lang nên đồng ý hàng năm cho cặp đôi gặp nhau 1 lần vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch).

Tại Trung Quốc, trong dịp Thất tịch có nhiều hình thức tổ chức lễ hội, nhưng phổ biến nhất là phong tục vào đêm 7/7 âm lịch, phụ nữ tổ chức lễ cầu nguyện để sở hữu đôi bàn tay khéo léo. Còn các cô gái trẻ sẽ trưng bày những vật dụng đẹp nhất, nghệ thuật nhất mà bản thân tự tạo để cầu mong sẽ cưới được người chồng tốt.

Tại Nhật Bản ngày lễ Thất tịch được người ta gọi là lễ Tanabata. Vào ngày lễ Tanabata, người dân nước này sẽ viết những điều mong ước của mình vào giấy có nhiều màu sắc Tanzaku rồi đem treo lên những cành trúc ở trước cửa nhà. Mục đích của việc làm này là để cầu mong mọi sự may mắn, được mùa và gia đình luôn thịnh vượng. Các bạn trẻ ở đất nước Nhật Bản trong những ngày này cũng cùng nhau tới các đền thờ Tanabata để tiến hànhcầu nguyện, mong tìm được người yêu.

Ngày Thất tịch 7/7 là gì? Vì sao trong ngày Thất tịch các bạn trẻ đua nhau ăn đậu đỏ? - Ảnh 2

Trong văn hóa người Việt Nam, ngày lễ Thất tịch cũng đã tồn tại từ khá lâu đời. Và người ta lý giải nguyên nhân trời thường có mưa vào ngày này dựa trên câu truyện Ngưu lang Chức nữ hay còn được gọi là sự tích ông Ngâu bà Ngâu lý.

3. Vì sao có lệ ăn đậu đỏ trong ngày Thất tịch?

Với người phương Đông, lễ Thất tịch tương đối được xem trọng, nhất là với người dân Trung Quốc. Vào ngày lễ này nhiều người thường kiêng cưới hỏi vì cho rằng, nếu hôn lễ diễn ra đúng ngày 7/7 âm lịch thì bản thân cũng dễ gặp cảnh chia ly như chàng Ngưu lang và nàng Chức nữ. Và trong ngày này, người ta thường rủ nhau đi chùa để cầu duyên, cầu thuận lợi, may mắn và bình an trong đường tình duyên.

Ngoài ra, giới trẻ Trung Quốc còn truyền nhau rằng để thoát ế, đường tình duyên thuận lợi thì vào ngày lễ Thất tịch, bạn nên ăn chè đậu đỏ. Dù đây chỉ là một lời kêu gọi không dựa trên căn cứ nào, thậm chí chỉ là cho vui vẻ, vẫn có rất nhiều người không tin nhưng các bạn trẻ lại hưởng ứng vô cùng mãnh liệt. Do đó, truyền thống này ngày càng được lan tỏa tới nhiều nơi và tại Việt Nam những năm gần đây ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịch cũng trở thành "trend".

Ngày Thất tịch 7/7 là gì? Vì sao trong ngày Thất tịch các bạn trẻ đua nhau ăn đậu đỏ? - Ảnh 3

Nói về đậu đỏ, quan niệm dân gian của nhiều nước phương Đông cho rằng, loại thực phẩm này là một vật chứa nhiều may mắn, tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, hạnh phúc. Do đó, ai ăn loại hạt màu đỏ này cũng sẽ có được nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống. Đồng thời, mọi người cho rằng những may mắn ấy từ đậu đỏ cũng "ứng" vào chuyện tình duyên. Đặc biệt, nếu những ai đang ế mà ăn đậu đỏ vào ngày Thất tịch thì món chè này sẽ giúp họ có được tình yêu đôi lứa, sớm tìn được nửa kia của mình. Còn những người đã có người yêu, thì ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất tịch, tình cảm sẽ thêm bền vững.

Vào ngày Thất tịch, không chỉ riêng chè đậu đỏ mà các món ăn khác được chế biến từ đậu đỏ cũng được giới trẻ, nhất là những người đang độc thân, hưởng ứng vô cùng. Do đó, trong ngày này, các quán bàn chè đậu đỏ rất đông khách, thậm chí có nơi "cháy hàng" từ rất sớm.

4. Ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Ngày Thất tịch 7/7 là gì? Vì sao trong ngày Thất tịch các bạn trẻ đua nhau ăn đậu đỏ? - Ảnh 4

Ở Việt Nam, trong ngày lễ Thất Tịch thường có mưa ngâu, người Việt gọi đó là nước mắt của chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ khi họ được gặp nhau. Nếu năm nào đó, vào ngày lễ Thất tịch mà trời không mưa, thì những cặp đôi thường bên nhau để ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và trao nhau lời thề hẹn. Bởi theo nhiều người vào đêm Thất tịch, thì chòm sao Chức Nữ sẽ sáng hơn bao giờ hết. Do đó, người ta tin tưởng rằng, những người đang yêu nhau mà cùng ngắm chòm sao Ngưu Lang - Chức Nữ vào đúng đêm Thất tịch mồng 7 tháng 7 thì chắc chắn sẽ mãi mãi yêu nhau và bên nhau đến đầu bạc răng long.

Vào ngày này, các cặp đôi đang yêu nhau thường cùng đến chùa để làm lễ, cầu mong tình yêu son sắt, vững bền, bên nhau tới đầu bạc răng long. Giới trẻ cũng thường rủ nhau ăn chè đậu đỏ trong ngày này để có được hoặc tìm được tình yêu bền vững.

Ngày Thất tịch 7/7 là gì? Vì sao trong ngày Thất tịch các bạn trẻ đua nhau ăn đậu đỏ? - Ảnh 5
Ngày lễ Vu Lan 15/7: Nguồn gốc, ý nghĩa, sự khác biệt ở hai miền Nam - Bắc Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày của Cha Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày Tết Đoan Ngọ
Copy URL

Bình luận

Tin đáng chú ý

Chủ đề mới trên 2Đẹp